Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 45d268a1-e99f-90f0-c4c5-0ba5ae81ab4d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CHẤT VẤN CỦA QUỐC HỘI: CẢI TIẾN MỚI, THÀNH QUẢ MỚI (BÀI 2)

26/11/2020

Chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp và quan trọng của Quốc hội, đồng thời là quyền quan trọng của đại biểu Quốc hội được Hiến pháp quy định. Trong những nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, hoạt động chất vấn đã có nhiều đổi mới, cải tiến. Từ đó, đưa lại những thành quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào việc thay đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách.

Những bước tiến trong hoạt động chất vấn

Ít có hoạt động nào của Nhà nước lại dành được sự quan tâm đặc biệt của người dân như các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Trong thời gian qua, những cải tiến, đổi mới trong hoạt động chất vấn thật sự là một bước tiến dài của đất nước trên con đường dân chủ và đổi mới. Cử tri Ngô Huy Vinh, cư trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội chia sẻ, tại mỗi kỳ họp của Quốc hội, nội dung cử tri trông chờ, quan tâm nhất là các phiên chất vấn. Qua theo dõi các phiên chất vấn thời gian gần đây đặc biệt phiên chât vấn tại kỳ họp thứ 10 vừa qua, có thể thấy đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vấn đề đại biểu tập trung chất vấn là những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội được cử tri quan tâm. Các đại biểu đã chất vấn rất thẳng thắn, sôi nổi, đúng trọng tâm; thể hiện được ý chí nguyện vọng của cử tri.

Cử tri Lưu Huy Vinh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội 

Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra thông điệp: “Quốc hội khoá XIV sẽ đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân” và “chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận”. Hiện thực hóa thông điệp này, ngay tại Kỳ họp thứ hai, phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XIV đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cử tri và nhân dân cả nước bởi có nhiều điểm mới nổi bật. Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ hai diễn ra trong không khí thẳng thắn, sôi nổi tập trung vào những vấn đề nổi cổm được đa số cử tri quan tâm thời điểm đó. Qua thống kê, đã có tổng cộng hơn 200 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn, trong đó hơn 20 lượt đại biểu đặt câu hỏi đối với Thủ tướng Chính phủ, hơn 35 lượt đại biểu tranh luận. Một điểm mới đáng chú ý tại phiên chất vấn này là việc đại biểu Quốc hội được quyền giơ biển tranh luận. Quyền này, không chỉ tăng tính truy vấn, phản biện mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện chất vấn đến cùng các vấn đề Quốc hội quan tâm. Chính hình thức mới này đã mang lại không khí sôi động, kịch tính, hấp dẫn hơn cho các phiên chất vấn của Quốc hội. Theo Ts. Nguyễn Minh Phong, việc đại biểu Quốc hội tranh luận với Bộ trưởng đã tạo nên sinh khí mới, là bước đột phá trong hoạt động chất vấn. Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy rõ nét việc chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Nối tiếp thành công, tại các phiên chất vấn trong các kỳ họp tiếp theo, Quốc hội tiếp tục cải tiến hoạt động thảo luận, chất vấn ở hội trường theo hướng ưu tiên để đại biểu tranh luận làm rõ nội dung, thể hiện tính dân chủ rất cao. Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV đã dành 3 ngày làm việc để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điểm đặc biệt, Quốc hội đã bố trí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn từ 14h đến 16h45 chiều ngày 18/11, tức khoảng 2,5 giờ làm việc chính thức. Đây là lần đầu tiên trong nhiều khóa Quốc hội Thủ tướng Chính phủ có trọn một buổi làm việc để trực tiếp trao đổi, trả lời chất vấn của đại biểu.

Tiếp đó, tại Kỳ họp thứ năm và Kỳ họp thứ sáu, việc tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo phương thức "Hỏi nhanh - Ðáp gọn" là một trong những cải tiến, đổi mới quan trọng trong hoạt động chất vấn của Quốc hội. Theo đó, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là không quá một phút, sau khi ba đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người trả lời chất vấn sẽ trả lời với thời gian dành cho mỗi lần trả lời là không quá ba phút. Việc cải tiến, đổi mới này nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. Theo số liệu thống kê, số lượt đại biểu Quốc hội chất vấn và tranh luận tại Kỳ họp thứ năm là 250 lượt, Kỳ họp thứ sáu là 217 lượt. Ðây là số lượt chất vấn và tranh luận nhiều nhất từ trước tới nay tại một Kỳ họp.

Bên cạnh đó, tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ tư thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nội dung này không ấn định trước số người trả lời chất vấn cũng như không xác định nhóm vấn đề chất vấn; bất cứ bộ trưởng, trưởng ngành nào cũng trả lời chất vấn khi được đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi. Tại phiên chất vấn đã có 19 bộ trưởng, trưởng ngành cùng hai Phó Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn, nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm đó.

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cho biết, Kỳ họp thứ sáu, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, vấn đề chất vấn việc thực hiện lời hứa của các trưởng ngành, thành viên Chính phủ được thực hiện một cách toàn diện. Qua chất vấn, đã góp phân nâng cao trách nhiệm của các vị trưởng ngành, thành viên Chính phủ đối với phần việc, nhiệm vụ được giao. Từ đó, mang lại sự chuyển biến rõ nét trong thực tiễn ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực.

Đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định

Đặc biệt, tính tranh luận và đối thoại với tinh thần xây dựng cao còn được thể hiện đậm nét trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Khác với các phiên chất vấn trước đó, phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10 nhằm đánh giá lại một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các Nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm, với tinh thần tiếp tục đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn. Tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn có 121 đại biểu Quốc hội chất vấn; 06 đại biểu chất vấn hai lần; có 41 đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó có 03 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình. Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội

Kết quả của phiên chất vấn được đánh giá là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội, chuyển tải những nỗ lực trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành trong công tác chỉ đạo điều hành và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát; thể hiện vai trò, chức năng của Quốc hội trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của nhiệm kỳ khóa XIV.

Theo đại biểu Đặng Xuân Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, phiên chất vấn lần này cho thấy sự cố gắng, đổi mới rất lớn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Đoàn Chủ tọa kỳ họp trong tổ chức điều hành phiên chất vấn. Các lần chất vấn khác, thường chất vấn theo nhóm vấn đề và việc chất vấn chỉ tập trung vào một số thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, lần này chúng ta tiến hành chất vấn theo phương thức mở và cho phép tất cả các thành viên Chính phủ, các Tư lệnh ngành đều có cơ hội tham gia trả lời chất vấn đối với các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm; có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm.

Đại biểu Đặng Xuân Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Bên cạnh đó, công tác điều hành của Chủ tọa phiên chất vấn là nhân tố cơ bản hướng hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động chất vấn nói riêng chuyển sang tăng cường thảo luận và tranh luận. Đại biểu Quốc hội và cử tri đánh giá cao cách điều hành khoa học, quyết đoán nhưng cũng rất linh hoạt của Chủ tọa các phiên chất vấn trong thời gian qua. Đại biểu Trần Văn Tiến, Phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, công tác điều hành phiên chất vấn đã kịp thời làm rõ nội dung chất vấn, giúp các thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội đi vào đúng trọng tâm vấn đề chất vấn; đưa ra được giải pháp thiết thực, hiệu quả đi kèm với nhiệm vụ, trách nhiệm và thời gian thực hiện.

Trực tiếp tham gia vào phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết, dưới sự điều hành điều hành linh hoạt, khoa học của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã diễn ra dân chủ, thẳng thắn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn, sôi động trong sinh hoạt nghị trường và đã giúp cử tri hiểu rõ hơn bản chất sự việc, nắm được tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ; góp phần tạo ra bầu không khí dân chủ trong xã hội, gắn kết nhân dân cả nước với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.

Lê Anh