Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 972b67a1-c961-90f0-c4c5-071a1d011d3c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KHÔNG NÊN QUY ĐỊNH CỨNG YÊU CẦU VỀ CHỨNG CHỈ TIN HỌC, NGOẠI NGỮ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC

21/03/2021

Trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định cứng yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Thông tư về vấn đề này theo hướng không quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Căn cứ để Bộ Nội vụ dự thảo thông tư trên là Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn quy định: “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức”. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định mới hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, trong đó đã có quy định đơn giản hóa thủ tục về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

Tại dự thảo Thông tư mới, Bộ Nội vụ “không quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” mà chỉ quy định về “năng lực sử dụng được ngoại ngữ, tin học”.

Theo nghị định này, trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên môn tại các cơ sở đào tạo đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tương ứng với yêu cầu tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; các trường hợp đã được miễn thi ngoại ngữ, tin học trong kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.

Tại dự thảo Thông tư mới, Bộ Nội vụ “không quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng” mà chỉ quy định về “năng lực sử dụng được ngoại ngữ, tin học”. Tuy nhiên, thông tư này chỉ áp dụng với công chức - đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ. Đối với viên chức, vẫn phải đợi các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi thông tư của các đơn vị này, như Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới sửa đổi tại thông tư có hiệu lực từ 01/03/2021.

Sau khi Bộ Nội vụ đưa ra thông tin này đã nhận được sự quan tâm của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đại biểu Quốc hội. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XII về vấn đề này:

Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Khóa XII: 

Phóng viên: Thưa ông, thời quan qua quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với công chức, viên chức gây nhiều ý kiến trái chiều, quan điểm của ông về những quy định hiện hành như thế nào?

Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XII: Quy định cần có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ là rất cần thiết, nếu không có trình độ tin học, ngoại ngữ thì rất hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc, nhưng theo tôi quy định như thế nào mới là điều quan trọng. Bởi vì quy định hiện hành không khả thi, nên có những cán bộ 40-50 tuổi đã làm việc lâu năm, ví dụ cán bộ làm trong ngành giáo dục nhưng lại phải bổ sung những chứng chỉ này.

Tôi cho rằng không nên đặt vấn đề yêu cầu về ngoại ngữ, tin học là “giấy phép con”. Tôi muốn kiến nghị, quy định này làm sao cho mọi người hiểu rằng đó không phải là “giấy phép con”.

Thứ hai, cần có quy định theo hướng đảm bảo tính khả thi, đó là đưa vào vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học môn ngoại ngữ và tin học. Cần xây dựng quy định cụ thể đối với hoạt động tuyển dụng đối với thế hệ trẻ mới vào nghề là cần có ngoại ngữ, tin học, nhưng điều quan trọng ở đây là có trình độ ngoại ngữ, tin học thật sự, chứ không phải là chứng chỉ theo kiểu hình thức.

Thực tế có tình trạng nhiều người có trình độ ngoại ngữ, tin học nhưng lâu không sử dụng, dẫn đến quên kiến thức. Vì ngoại ngữ là tin học là kiến thức, kỹ năng phải được sử dụng thường xuyên thì mới có ý nghĩa.

Tôi không đồng tình với quan điểm quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ chỉ mang tính hình thức, chứng nhận cho có. Bởi có những ngành nghề, lĩnh vực hay loại hình công việc không cần ngoại ngữ, tin học vẫn có thể làm được thì có học chứng chỉ cũng không có tác dụng cho công việc hàng ngày. Chưa kể đến tình trạng, mua bán chứng chỉ tràn lan trên thị trường, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những quy định hiện hành dễ dẫn tới tình trạng có nhiều tiến sỹ giấy, bằng giả thì vô hình chung thêm một chất xúc tác để bằng giả, bằng rởm làm loạn trong xã hội.

Phóng viên: Trong các Kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu quan tâm và đặt vấn đề không nên quy định cứng về các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ công chức, viên chức. Trước đề xuất này, Bộ Nội vụ đã xây dựng Dự thảo Thông tư về vấn đề này theo hướng bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với công chức. Vậy ông đánh giá như thế nào về Dự thảo này?

Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XII: Tôi là người đầu tiên phản đối quy định về yêu cầu tin học và ngoại ngữ nhưng không nên hiểu lầm rằng việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ áp dụng cho tất cả các đối tượng. Nếu bỏ yêu cầu này đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức là không phù hợp. Bởi trong điều kiện đất nước chuyển đổi số, nhiều vị trí việc làm đều rất cần tin học cho nên không nên quá cực đoan.

Thời gian qua cán bộ, người dân phản ánh, bức xúc về tình trạng cán bộ đang làm tốt nhiệm vụ nhưng chỉ vì quy định chưa có đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà mất việc. Nhưng hiện nay đối với tuổi trẻ, ngoại ngữ và tin học được giáo dục ngay từ cấp phổ thông và đại học và có chứng chỉ rõ ràng nhưng Bộ Nội vụ lại cho rằng không cần thiết thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi số. Vì vậy, tôi cho rằng, yêu cầu bắt buộc trong công tác tuyển dụng đối với thế hệ trẻ là phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt chú ý, tuyển dụng phải dựa vào vị trí việc làm, chỗ nào yêu cầu ngoại ngữ và tin học thì bắt buộc phải có yêu cầu và ngược lại. Tôi nhấn mạnh tin học và ngoại ngữ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhưng không nên quy định một cách cứng nhắc.

Phóng viên: Theo ông, bên cạnh sửa đổi các quy định hiện hành cho sát với thực tế, chúng ta cần có giải pháp, chính sách như thế nào để công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ đạt kết quả, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức?

Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XII: Tôi chưa đồng tình với quan điểm việc tuyển dụng cán bộ, công chức mà không có trình độ tin học, ngoại ngữ, mà nên đặt vấn đề một cách khái quát, đó là cán bộ phải đủ năng lực ngoại ngữ và tin học đáp ứng với chức danh, công việc đó. Tôi cho rằng cần làm rõ nhiệm vụ của từng chức danh trong hệ thống công chức, viên chức của chúng ta. Chức danh ấy, vị trí ấy dứt khoát phải có tin học và ngoại ngữ thì nhất định phải có tin học và ngoại ngữ, đặc biệt là trong công tác tuyển dụng.

Ngoài ra, tôi ủng hộ quan điểm những người đang làm công chức, viên chức ở tuổi 40 trở lên mà đang làm tốt công việc hiện tại, thì đừng vì chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà gây khó khăn cho họ.

Tôi cho rằng, những quy định mang tính pháp quy phải thật sự đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ là vô cùng cần thiết đối với cán bộ hiện nay, nhưng phải tạo mọi điều kiện để mỗi cán bộ, đặc biệt thế hệ trẻ phải có trình độ thật sự. Đối với những cán bộ đương chức, từ 40 tuổi trở lên, khi cần thiết có trình độ ngoại ngữ, tin học để phục vụ công việc thì cần được tạo điều kiện học tập tốt, tránh tình trạng tìm cách có được một chứng chỉ để cho đủ hồ sơ, dẫn tới tình trạng tiêu cực trong thi tuyển cán bộ, công chức, gây bức xúc trong dư luận xã hội như thời gian qua.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lan Hương