Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2e0a67a1-69d1-90f0-c4c5-0a4263fa9567.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: TIẾP TỤC DUY TRÌ HÌNH THỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG LÀ CẦN THIẾT

01/04/2021

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, cho rằng việc tiếp tục duy trì hình thức cai nghiện ma túy tại cộng đồng là cần thiết để đảm bảo sự đa dạng trong các hình thức cai nghiện, giảm chi phí cho NSNN...

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, mặc dù thực tiễn thi hành hình thức cai nghiện ma túy tại cộng đồng phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, việc áp dụng hình thức cai nghiện ma túy tại cộng đồng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do những nguyên nhân như: sự thiếu thốn về nhân lực, cơ sở vật chất ở cấp cơ sở, khả năng thanh toán chi phí cai nghiện của người nghiện và gia đình, v.v.. Nhưng việc tiếp tục duy trì hình thức này là cần thiết để đảm bảo sự đa dạng trong các hình thức cai nghiện, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước. Đồng thời tạo cơ hội để người nghiện ma túy không bị tách biệt khỏi cộng đồng, dễ dàng hòa nhập vào xã hội sau khi cai nghiện.

Đại biểu cho biết, tại dự thảo được trình trong công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ thực hiện các nhiệm vụ quản lý trực tiếp và theo dõi đối tượng. Những nhiệm vụ có yêu cầu về nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất cao hơn được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để đảm bảo tính khả thi. Điều này là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu đặt ra nhằm khắc phục những hạn chế trong thực tiễn triển khai hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Đối với nội dung hồ sơ, thủ tục đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc. Nhiều ý kiến cho rằng thủ tục đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi còn phức tạp. Đặc biệt trong việc phải đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo đại biểu, việc quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi như dự thảo là hoàn toàn phù hợp. Khi bị áp dụng biện pháp này, người cai nghiện bị hạn chế quyền tự do đi lại đã được Hiến pháp quy định phần nào có sự tách biệt khỏi xã hội, đặc biệt là đối với độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi còn ảnh hưởng đến quyền được học tập của trẻ em. Đây luôn là nhóm đối tượng được bảo vệ tối đa khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Theo đại biểu, việc đưa các em vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng cần bảo đảm cẩn trọng, kỹ lưỡng. Sự tham gia của Tòa án hạn chế việc ban hành quyết định mang tính khép kín đơn phương của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, gia tăng tính công bằng, công khai, khách quan trong quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo quy định của dự thảo, sự phức tạp trong thủ tục hồ sơ quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc không gây khó khăn cho phía người nghiện ma túy và gia đình mà lại nằm trong khâu lập hồ sơ, chuyển hồ sơ giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau. Điều này có thể khắc phục bằng cách nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, trao đổi trong quá trình lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị xem xét, áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc giữa các cơ quan.

Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi cai nghiện ma túy. Đại biểu tán thành việc không tiếp tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện mà tái nghiện. Trẻ em độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển về tâm lý, sinh lý. Việc tách biệt các em liên tục ra khỏi xã hội phần nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển, gây gián đoạn ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội học tập của trẻ. Cho nên, thay vì phải cai nghiện bắt buộc liên tục, gia đình và nhóm đối tượng này thực hiện đăng ký cai nghiện tự nguyện. Phương án này thể hiện sự nhân văn của pháp luật, sự tính toán khác biệt trong việc xây dựng chính sách đối với từng nhóm đối tượng cho phù hợp. Chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của trẻ nhưng vẫn bảo đảm việc tiến hành điều trị cai nghiện đối với nhóm đối tượng nghiện là trẻ em.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa việc gián đoạn thời gian học tập của đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện, đại biểu đề nghị có thể nghiên cứu, xem xét tiếp tục cho các em tham gia học tập tại các trường học có vị trí địa lý thuận tiện, khoảng cách gần với cơ sở cai nghiện, nếu sức khỏe và thời gian tham gia học tập phù hợp với quy trình và phác đồ điều trị cai nghiện. Quy định lực lượng Đoàn thanh niên cơ sở địa phương tham gia hỗ trợ công tác giám sát, theo dõi người cai nghiện trong trường hợp tiếp tục duy trì việc học tập của người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Về quyền của cơ sở cai nghiện ma túy. Dự thảo quy định cơ sở cai nghiện ma túy có quyền tiếp nhận người nghiện vào cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở cai nghiện. Theo đại biểu, đây là 1 quy định thuận lợi cho cơ sở cai nghiện ma túy trong trường hợp không có đủ khả năng để tiếp nhận thêm người cai nghiện tự nguyện thì có thể từ chối tiếp nhận. Tuy nhiên, cai nghiện tự nguyện là việc cần vận động, khuyến khích đối với người nghiện và gia đình. Khi cơ sở cai nghiện từ chối tiếp nhận mà không có những giải pháp khác sẽ gây khó khăn, cản trở trong quá trình đăng ký tham gia cai nghiện tự nguyện, làm giảm sự quyết tâm cai nghiện tự nguyện của người nghiện ma túy. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung quy định trong trường hợp cơ sở cai nghiện không tiếp nhận người cai nghiện tự nguyện do không phù hợp với khả năng tiếp nhận thì phải có trách nhiệm giới thiệu người đăng ký cai nghiện tự nguyện đến cơ sở cai nghiện khác hoặc quy định chính quyền địa phương nơi đang quản lý người nghiện sẽ có trách nhiệm liên hệ, giới thiệu cơ sở cai nghiện cho người muốn cai nghiện tự nguyện, nếu người nghiện và gia đình yêu cầu hỗ trợ.

Về nội dung quản lý sau cai nghiện. Theo dự thảo, các hoạt động hỗ trợ sau cai nghiện bao gồm hỗ trợ học tập văn hóa đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; hỗ trợ học nghề, vay vốn, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội đã được quy định tại Điều 40, quản lý sau cai nghiện ma túy. Đại biểu đề nghị tách các nội dung này thành mục riêng là hỗ trợ sau cai nghiện ma túy, quy định quản lý sau cai nghiện ma túy chỉ bao gồm các nội dung như lập danh sách, thống kê, theo dõi. Đối với các hoạt động mang tính hỗ trợ như đã nói trên đề nghị không đồng nhất với nội dung quản lý sau cai nghiện, để tránh tạo sự tự ti và tâm lý nặng nề cho người sau cai nghiện, thực chất là đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng họ lại có tâm lý đang bị quản lý. Điều này cũng thể hiện cách nhìn nhân văn và thể hiện sự đón nhận hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện./.

Lê Anh