Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 161652a1-c990-90f0-c4c5-08a2a6b6161a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG NGUYỄN HỒNG DIÊN: ĐÁNH GIÁ LẠI VIỆC THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

22/07/2021

Thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong phiên thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị có thêm đánh giá bổ sung về thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ mục tiêu cho giai đoạn 5 năm tới.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, tại Tổ 14 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Hà Tĩnh và Tp.Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng bày tỏ tán thành với các nội dung trong báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị bổ sung thêm một số vấn đề.

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Hà Tinh và Tp.Hải Phòng về tình hình kinh tế - xã hội

Thứ nhất, bổ sung đánh giá về thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng nêu rõ, nội dung này đã được đề cập đến từ lâu và đặt ra 3 mục tiêu, 3 chặng đường, từ năm 2000, 2010, 2020 là nước ta phải trở thành nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thế nhưng đến nay cơ sở nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta còn rất mỏng. Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ rõ, công nghiệp đáng kể nhất của chúng ta là công nghiệp dệt may, da giày nhưng những ngành này từ đầu vào, đầu ra đều lệ thuộc bên ngoài về nguyên liệu hay công nghệ đề lệ thuộc bên ngoài và đầu ra cũng lệ thuộc vào thị trường của thế giới.

Trong khi để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng như công nghiệp hỗ trợ để từng bước đưa doanh nghiệp bước vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu hay công nghiệp vật liệu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo, chế biến điện tử…đều rất mỏng.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần phải đánh giá kỹ hơn mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa dù được xác định rõ nhưng đầu tư, quan điểm, cơ chế chính sách thế nào để những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng phát triển, để bảo đảm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước có thể thực hiện được. Đây là  điểm cần phải lưu ý để trong chặng đường tiếp theo giai đoạn 2021-2026 phải làm tốt hơn.

Thứ hai, cần đánh giá kỹ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, nếu chỉ nhìn vào làn sóng đầu tư nước ngoài, nhìn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà chúng ta đã ký kết được với các nước mà cho rằng đấy là hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước là một điểm sai lầm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ, trên thực tế, hội nhập của chúng ta có được xác định hay không tùy thuộc vào câu chuyện nền sản xuất. Hay nói khác, những doanh nghiệp của đất nước này có tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu hay không mới quan trọng. Khi doanh nghiệp của chúng ta mãi chưa thể tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu thì không thể nói là hội nhập.

Bộ trưởng thẳng thắn chỉ rõ, tính trên đầu ngón tay những doanh nghiệp của Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Từ những ngành mà nước ta có lợi thế, kết quả nổi bật, ví dụ như dệt may, da giày hay là lĩnh vực điện tử do Samsung đầu tư ở đây thực chất cũng chỉ gia công. Cho nên vấn đề hội nhập của nước ta phải đánh giá lại để từ đó có chính sách để hình thành được những doanh nghiệp Việt, nhất là những doanh nghiệp lớn. Bộ trưởng nhấn mạnh phải là doanh nghiệp lớn thì mới có đủ sức cạnh trang và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Thứ ba là thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, nhìn thấy làn sóng đầu tư bên ngoài vào là điều đáng mừng bởi môi trường chính trị, chính sách của chúng ta về thuế, đất đai, lao động là hấp dẫn nhưng những điều này chưa hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, điều Việt Nam hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đến trong thời gian vừa qua và đặc biệt từ nay trở đi chính là xuất xứ hàng hóa của Việt Nam. Khi Việt Nam thành công trong việc ký các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác thì cũng là lúc các doanh nghiệp FDI đã nhìn thấy năng lực sản xuất trong nước của Việt Nam còn yếu, trong khi họ có thể vào được Việt Nam để đầu tư và sẽ được hưởng lợi từ xuất xứ hàng hóa, cho nên họ tập trung đầu tư rất cao.

Trong khi mục tiêu thu hút đầu tư FDI của nước ta là để giải quyết việc làm cho người lao động, để có tăng nguồn thu cho ngân sách, để được chuyển giao về công nghệ nhưng đến nay hầu hết các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia giải quyết lao động còn thu ngân sách hay chuyển giao công nghệ, kể cả công nghệ quản lý không được bao nhiêu.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Hải Phòng thảo luận tại tổ

Từ những phân tích trên, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng trong giai đoạn tới đề nghị cần phải rất quan tâm để sửa đổi lại cơ chế chính sách, tập trung cao vào giải pháp về thể chế. Bộ trưởng cho rằng chúng ta không thiếu Luật nhưng lại rất thiếu những giải pháp kỹ thuật và thiếu tính đồng bộ nên để phát triển được cần phải gỡ những nút thắt về thể chế.

Bộ trưởng cũng đề nghị phải tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt, bên cạnh hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ như thời gian vừa qua, Quốc hội, Chính phủ có thêm những chính sách đối với tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của đất nước để thông qua họ các doanh nghiệp Việt mới có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mới là thật sự hội nhập.

Đồng thời, cần phải có những quy định, điều kiện rất cụ thể trong thu hút FDI. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam phải có lộ trình để đưa các doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi sản xuất, ít nhất là cung ứng nguyên liệu đầu vào, rồi góp phần trong việc giải quyết đầu ra…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ, một mặt chúng ta phải tiếp tục tranh thủ các hiệp định thương mại tự do mặt khác của phải quan tâm thị trường trong nước. Thị trường trong nước với 00 triệu dân là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nước, không chỉ là Đông Nam Á mà là Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, hàng hóa từ các sản phẩm truyền thống là nông nghiệp cho đến các sản phẩm công nghiệp chưa để tâm, để ý và chưa chú trọng đến thị trường trong nước.

Bộ trưởng nhấn mạnh nếu chúng ta bỏ quên thị trường trong nước thì đó là một sai lầm, sai lầm không chỉ làm ách tắc khu sản xuất và đến một ngày người Việt sẽ quay lưng với chính sản phẩm của đất nước này sản xuất ra. Do đó, Bộ trưởng đề nghị phải quan tâm rất nhiều, bằng rất nhiều các biện pháp để làm sao có được sức hấp dẫn và phát triển thị trường trong nước, là cơ sở để phát triển trong tương lai./.

Bảo Yến