Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 57d968a1-a9fb-90f0-c4c5-0d1e81c76f01.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU TRẦN ĐÌNH CHUNG: LUẬT CÁNH SÁT CƠ ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ ANTT TRONG TÌNH HÌNH MỚI

26/10/2021

Trong phiên thảo luận trực tuyến sáng 26/10 về Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, đại biểu Trần Đình Chung, đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng cho rằng, việc xây dựng Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 là rất cần thiết và quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.

Đại biểu Trần Đình Chung phát biểu thảo luận về Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động

Tham gia thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, đại biểu Trần Đình Chung, đoàn ĐBQH Tp.Đà Nẵng cho rằng, những năm gần đây hoạt động chống phá kêu gọi biểu tình, bạo loạn, phá rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch, phản động, các băng nhóm tội phạm sử dụng vũ khí nóng, các yếu tố an ninh phi truyền thống diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và gia tăng hơn. Trong nhiều vụ việc “nóng”, phức tạp về an ninh trật tự, các tình huống xã hội đặc biệt (như dịch bệnh vừa qua), lực lượng Cảnh sát cơ động đã phát huy được vai trò rất lớn trong giải quyết, ổn định tình hình ở những giai đoạn cam go nhất, cần phải sử dụng đến những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ nhất. Vì vậy việc ban hành Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 là rất cần thiết và quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Luật Cảnh sát cơ động sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc hơn, giúp phát huy tối đa sức mạnh, khả năng tác chiến đặc biệt của lực lượng cảnh sát cơ động cũng như xác định rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ (đây là nội dung quan trọng vì hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động rất đặc thù, tác động trực tiếp đến các quyền của công dân)

Qua nghiên cứu hồ sơ Dự án Luật, đại biểu nhận thấy Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động được Bộ Công an tập trung xây dựng với tinh thần rất quyết liệt đã tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, thực hiện nhiều lần chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2. Quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật của Bộ Công an hết sức kỹ lưỡng, cầu thị và đảm bảo các quy trình xây dựng Luật. Đại biểu cơ bản thống nhất với tên gọi, bố cục và các nội dung của dự án luật.

Đối với một số quy định tại Dự thảo Luật, đại biểu tham gia góp ý một số nội dung cụ thể:

Thứ nhất: Đại biểu cơ bản nhất trí với quy định tại Điều 3 về vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động, trong đó việc xác định cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân, thuộc Bộ Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách sử dụng biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân dân. Tuy nhiên ngoài biện pháp vũ trang thì lực lượng cảnh sát cơ động còn thực hiện các biện pháp công tác khác (như quy định tại Điều 12 của dự thảo Luật). Đồng thời, các lực lượng khác trong công an nhân dân cũng sử dụng biện pháp vũ trang khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Vì vậy, đại biểu Chung đề nghị Ban soạn thảo phải tiếp tục chỉnh lý để làm sáng tỏ hơn yếu tố chuyên trách, tính đặc thù trong việc sử dụng biện pháp vũ trang của cảnh sát cơ động so với các lực lượng khác.
Thứ hai: Tại Điểm c Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 18 quy định về việc Tư lệnh cảnh sát cơ động và Giám đốc công an các , thành phố điều động cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp cấp bách. Qua nghiên cứu các văn bản luật có liên quan quy định về các tình huống, trường hợp về các tình huống an ninh trật tự (như Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân) đại biểu nhận thấy chưa có các quy định giải thích cụ thể về “các trường hợp cấp bách”.
Cụ thể là tại Điểm e Khoản 1 Điều 24 Luật An ninh quốc gia và Khoản 16 Điều 16 Luật Công an nhân dân có các quy định về lực lượng vũ trang được quyền “ huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra” tuy nhiên, không có điều khoản nào giải thích rõ trường hợp cấp bách là như thế nào. Luật Quốc phòng cũng không có nội dung quy định về trường hợp cấp bách

 Do đó, đại biểu Trần Đình Chung đề nghị cần quy định cụ thể các trường hợp như thế nào là trường hợp cấp bách trong Luật. Với tính chất của lực lượng cảnh sát cơ động là lực lượng tác chiến sử dụng biện pháp vũ trang, nhiều trường hợp sử dụng vũ khí đặc chủng, hỏa lực mạnh, hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì việc quy định cụ thể các trường hợp cấp bách trong việc điều động các đơn vị cảnh sát cơ động là rất cần thiết để đảm bảo căn cứ xác định phạm vi, quy mô điều động và công tác lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo triển khai cảnh sát cơ động phù hợp với quy mô, tính chất của vụ việc.

Thứ ba: Tại Khoản 2 Điều 10 quy định về việc cảnh sát cơ động được quyền mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, kĩ thuật vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong trường hợp áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo đánh giá, cân nhắc việc mở rộng thêm đối với các trường hợp trường hợp đối tượng áp giải. Vì trong thực tế nhiều trường hợp cảnh sát cơ động mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật lên tàu bay dân sự để áp giải các đối tượng chưa bị khởi tố, như là đối tượng khủng bố, đối tượng hoạt động nguy hiểm có yếu tố chính trị hoặc các đối tượng khác có khả năng đe dọa sự an toàn của cảnh sát cơ động và những người khác trên tàu bay.

Thứ tư: Tại Khoản 6 Điều 10 quy định về các trường hợp cảnh sát cơ động được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, thiết kế công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan tổ chức: đây là điều khoản có liên quan đến quyền công dân nên sẽ là vấn đề nhạy cảm trong triển khai thực tế. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu đánh giá thêm về một số vấn đề như:
- Cân nhắc việc quy định “tội phạm nguy hiểm” thay cho “tội phạm” để xác định rõ hơn mức độ tội phạm mà cảnh sát cơ động có thể thực hiện các biện pháp này.
- Ngoài việc được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình (là các vật tĩnh), đề nghị nghiên cứu bổ sung đối với các “vật động” như phương tiện giao thông (tàu lửa, máy bay). Vì thực tế tại các quốc gia khác đã xảy ra các vụ khủng bố, bắt cóc con tin tiến hành trên các phương tiện giao thông…

Thứ năm: Tại Điều 13 quy định về tổ chức của Cảnh sát cơ động: đại biểu cơ bản nhất trí với phương án 1 (là phương án chỉ quy định về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động và giao Bộ trưởng Bộ công an quy định chi tiết). Đây là phương án đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, nhất là quy định của Điều 17 Luật Công an nhân dân về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân phù hợp với thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng thời, quy định như phương án 1 cũng tương đồng với các quy định pháp luật về hệ thống tổ chức của lực lượng vũ trang khác (như cảnh vệ, cảnh sát biển…)./.

Hoàng Yến