Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cf7068a1-6964-90f0-c4c5-0ad46d099f62.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THÀNH TRUNG: THEO DÕI SÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ, THỊ TRƯỜNG

02/06/2022

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, tổng kết việc thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đại biểu Nguyễn Thành Trung – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái chỉ rõ các thách thức đối với nền kinh tế như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, áp lực về lạm phát. Do đó, kiến nghị Chính phủ theo dõi sát biến động giá, thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều hành, điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng do nhà nước quản lý.

 

Cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra khác của các cơ quan của Quốc hội về kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đại biểu Nguyễn Thành Trung – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái ghi nhận, bước sang năm 2022, nền kinh tế bước đầu có sự phục hồi tích cực, với sự chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch, cùng với việc triển khai các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5,03%, cao nhất trong 3 năm gần đây, chỉ số giá tiêu dùng CPI được kiểm soát tốt, đến tháng 4/2022 ở mức 2,1%. Theo đại biểu, có được những kết quả trên là do Chính phủ đã chủ động chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thành Trung – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thành Trung cũng cho rằng nền kinh tế còn đối mặt với 2 thách thức:

Thách thức thứ nhất là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 và việc triển khai một số chính sách của Nghị quyết 43 còn rất chậm, nhất là nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng. Đến nay, Chính phủ chưa có báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phân bổ nguồn vốn này. Vấn đề này cũng làm giảm hiệu quả, ý nghĩa của chương trình, ảnh hưởng đến mục tiêu hỗ trợ 2% cho tăng trưởng GDP năm 2022 như chương trình đã đặt ra. Đây là vấn đề đã được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra.

Thách thức thứ hai là áp lực về lạm phát có nguy cơ tăng cao, tác động lớn đến sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội và đời sống của nhân dân. Theo IMF dự báo, năm 2022 lạm phát ở Việt Nam dự kiến khoảng 3,8%, thấp hơn mục tiêu 4% do Quốc hội đã đặt ra. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, nguy cơ về lạm phát có thể tăng cao hơn, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra. Đại biểu chỉ rõ, bởi một số nguyên nhân.

Một là, đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh và chính sách phòng, chống COVID-19 của một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách zero COVID.

Hai là, chính sách kích thích kinh tế sau đại dịch của nhiều quốc gia trên thế giới tác động chung đến tổng cầu.

Ba là, thị trường lao động ảnh hưởng lớn trong 2 năm qua. Do đại dịch, việc di chuyển nguồn lao động, khó khăn trong việc tuyển dụng lao động sau đại dịch khiến cho chi phí tuyển dụng lao động mới tăng cao, khiến các doanh nghiệp cũng rất khó khăn.

Bốn là, xung đột giữa Nga và Ukraine làm cho giá dầu và giá lương thực tăng cao, chưa có xu hướng ổn định và giảm, cùng với giá các nguyên liệu đầu vào như: Sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa bị đội lên.

Do vậy, để đảm bảo phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm người dân có thu nhập thấp, bên cạnh việc đẩy nhanh triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 một cách có hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thành Trung kiến nghị Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đa dạng hóa thị trường, nhất là thị trường nguyên vật liệu, ưu tiên việc phát triển, sử dụng nguồn vật liệu trong nước để giảm thiểu tác động bởi xung đột trên thế giới và chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo theo dõi sát biến động giá các loại vật liệu xây dựng, kịp thời có giải pháp hỗ trợ các nhà thầu thi công khắc phục các khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều hành, điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng do nhà nước quản lý như là điện, giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục trong đó có giá sách giáo khoa.

Thứ ba, đối với những mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, đề nghị Chính phủ nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực hệ thống kho dự trữ xăng, dầu để đáp ứng chủ động và dài hạn nhu cầu của nền kinh tế, dự báo sát tình hình để kịp thời điều hành giá một cách hợp lý.

Thứ tư, đề nghị thúc đẩy nhanh chuyển đổi số của các cơ quan quản lý, khu vực doanh nghiệp, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh cho các thành phần kinh tế./.

Bảo Yến