Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7f6a68a1-790d-90f0-c4c5-03a84e237ff7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO: CẦN HỖ TRỢ CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG, HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ CHO PHẠM NHÂN NGOÀI TRẠI GIAM

19/06/2022

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đại biểu Nguyễn Tạo- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng cần chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

 

Đại biểu Nguyễn Tạo- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu ý kiến

Tham gia ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đại biểu Nguyễn Tạo- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, việc ban hành nghị quyết này giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân trong điều kiện thực tế hiện nay, thể hiện cao tính nhân đạo, tính nhân văn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại biểu cho biết, qua khảo sát thực tế 1.200/1.700 phạm nhân của 70% phạm nhân đang lao động trực tiếp, rất nhiều phạm nhân đã tán thành và rất phấn khởi khi cho rằng việc lao động, được dạy nghề, học nghề, đây là nhu cầu cần thiết nhằm tạo điều kiện cho phạm nhân tìm kiếm việc làm phù hợp, phục vụ tốt công tác tái hội nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống sau khi chấp hành xong hình phạt tù, hạn chế tái phạm. Đại biểu nêu rõ, đây là một quan hệ lao động đặc thù, không phải là một quan hệ lao động thông thường mà đối tượng tự nguyện là đối tượng phạm nhân đáp ứng yêu cầu thi hành án hình sự của đất nước ta trong tình hình mới. Việc tổ chức lao động, dạy nghề thực sự có hiệu quả và có phương án tổ chức thật chặt chẽ là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ, góp phần tích cực cho công tác quản lý trại giam, giáo dục phạm nhân. Thông qua tổ chức lao động, cải tạo và dạy nghề, các phạm nhân được rèn luyện về tình cảm, ý thức trong khi lao động, tính cộng đồng, tinh thần hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trước xã hội.

Hoạt động mô hình thí điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam phải nhận thức và thấy rõ được hiệu quả về đầu tư, môi trường lao động không làm tăng chi phí, góp phần tháo gỡ khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm, tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân giảm một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời qua đó cải thiện đời sống cho phạm nhân và tăng giá trị đầu tư trở lại để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất trại giam. Điển hình qua các trại giam mà chúng tôi đã đi khảo sát thì thấy cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện hơn và đời sống của 70% phạm nhân đã nói lên điều đó. Các tổ chức, cá nhân liên kết, hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã bố trí trang thiết bị lao động cũng như là giám sát đáp ứng yêu cầu nơi giam giữ, vị trí xây dựng các cơ sở đầu tư nên tách biệt với khu dân cư, bảo đảm môi trường lao động và chế độ ăn uống. Lao động, sản xuất đơn giản ở các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm hoặc sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí đơn giản nên có những chính sách cụ thể để tiến lên các nhà đầu tư đầu tư cơ sở vật chất hiện đại hơn, khang trang và tốt đẹp hơn.

Qua thực tiễn, đại biểu đề nghị trong những trường hợp không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam theo các điểm của khoản 4 Điều 1, đại biểu bày tỏ băn khoăn một số trường hợp như sau: Ở điểm h khoản 4 Điều 1 có quy định là người đủ 60 tuổi trở lên. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nên quan tâm về độ tuổi. Ở đây phải xác định là độ tuổi lao động chứ không phải là độ tuổi căn cứ, viện dẫn Điều 2 của Luật Người cao tuổi là 60 tuổi. Chúng ta phải xác định là độ tuổi lao động và về giới ở đây phải phân biệt nam, nữ là phạm nhân trong thời gian, do đó cần quy định rõ nam, nữ theo độ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động cho sát thực hơn.

Ở điểm k khoản 4 Điều 1, đại biểu bày tỏ băn khoăn đối với trường hợp phạm nhân cải tạo tốt nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự trong bản án hình sự mà phạm nhân phải có nghiã vụ chấp hành, với những lý do hoàn cảnh đặc biệt không thể khắc phục được những chế tài về dân sự trong bán án hình sự, do đó khi bình xét thường thì bị xếp loại trung bình hoặc loại kém. Đây là qua tâm tư của các phạm nhân thì thường là bị xếp ở mức trung bình và kém khi bình bầu, do đó không có cơ hội để tham gia lao động bên ngoài trại giam. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ phải quy định chi tiết khoản này. Mặt khác, khi không lao động, sản xuất thì sẽ không có một khoản thu nhập nhất định để khắc phục trách nhiệm dân sự trong bản án hình sự.

Các tổ chức, cá nhân khi hợp tác với trại giam thì phải tự bỏ chi phí lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức lao động cho phạm nhân và các công trình phục vụ cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm an ninh, an toàn theo yêu cầu của trại giam. Trong khi đó, việc đào tạo nghề cho phạm nhân chủ yếu là các ngành, nghề giản đơn. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thí điểm mô hình nêu trên, ngoài thực hiện pháp luật được quy định, khuyến khích đầu tư được quy định ở khoản 1, khoản 2 của Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Khuyến khích đầu tư năm 1998, ngoài cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư hiện hành nên có những quy định về loại hình đầu tư khác để thu hút lao động là phạm nhân đang chấp hành hình phạt. Trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương, quy hoạch một quỹ đất để sản xuất đối với các trại giam. Hiện nay, qua khảo sát thì các trại giam có quy mô quỹ đất rất khó để sản xuất nông nghiệp thực tế, các quỹ đất để cho anh em phạm nhân tham gia lao động và cơ sở sản xuất dạy nghề cho phạm nhân.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân, cần tăng cường biên chế trong nghị định và trang thiết bị để đưa phạm nhân đi lao động, sản xuất từ trại giam đưa ra ngoài sản xuất và bảo đảm điều kiện khác, lao động sản xuất, dạy nghề ngoài trại giam. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tăng biên chế cho Phòng nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp tỉnh và thành phố trong hoạt động giám sát lĩnh vực, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được pháp luật quy định.

Hồ Hương