Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 545268a1-a978-90f0-c4c5-0cf8826a4ec2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP TỤC GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

11/08/2022

Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có sự tham gia của tất cả đại biểu Quốc hội, đây là điểm mới của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Nhờ việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Quốc hội nên tất cả các vấn đề vướng mắc, vấn đề nóng ở địa phương cũng được đại biểu Quốc hội đưa lên bàn nghị sự. Điều này có tác động mạnh mẽ, nhằm nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội tại các địa phương trong thực hiện giám sát.

Tổng thuật chiều 10/8: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổng thuật sáng 10/8: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ trưởng chuẩn bị nghiêm túc, trả lời trách nhiệm.

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8, đại biểu Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao vào Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, trả lời có trách nhiệm.

Đại biểu khẳng định, giữa hai kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa quan trọng, bởi những vấn đề được lựa chọn đều là những lĩnh vực nóng, vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tế cuộc sống. Phiên chất vấn có sự tham gia của tất cả đại biểu Quốc hội, đây là điểm mới so với nhiệm kỳ Quốc hội trước (chỉ tổ chức ở quy mô, phạm vi hẹp, với sự tham gia của đại biểu Trung ương). Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Quốc hội, tất cả các vấn đề vướng mắc, nóng ở địa phương cũng được đưa lên bàn nghị sự. Điều này có tác động mạnh mẽ, nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội tại các địa phương trong thực hiện giám sát.

Đại biểu Dương Minh Ánh – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, đại biểu Dương Minh Ánh – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá cao những vấn đề đại biểu chất vấn đối với các Bộ trưởng đều sát với thực tế cuộc sống, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống hiện nay. Chất vấn của đại biểu Quốc hội của 63 Đoàn ĐBQH cũng nêu rõ những bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương.

Đại biểu Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận xét, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành công, câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đã nêu lên những khiếm khuyết về mặt thực thi chính sách, pháp luật, phản ánh những bức xúc của người dân, hoặc những vấn đề người dân chưa hiểu hoặc Nhân dân yêu cầu tiếp tục đổi mới và minh bạch hơn.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trong các vấn đề đại biểu nêu và có giải pháp khá hợp lý nhằm phục hồi, phát triển ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Bằng chứng là thời gian qua du lịch nội địa phát triển mạnh, khách du lịch Việt Nam vào Việt Nam nhiều, cho thấy vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành, các địa phương và vai trò của người dân làm du lịch đã được nâng cao.

Đại biểu Hoàng Anh Công cho rằng, tại phiên chất vấn, bộ trưởng đã nghe các đại biểu Quốc hội - đại diện cho cử tri cả nước phản ánh cụ thể, rõ ràng vướng mắc, bất cập đối với từng lĩnh vực, từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách.

“Phiên chất vấn là dịp để các Bộ trưởng lắng nghe, hiểu hơn về công việc, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của mình, thấy rõ hơn những bức xúc nổi lên trong xã hội được đại biểu Quốc hội phản ánh trực tiếp. Các bộ trưởng cũng được trao đổi trực tiếp về trách nhiệm của mình trong việc thực thi chính sách pháp luật”, Đại biểu Hoàng Anh Công nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Anh Công, Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo dõi phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhận xét, phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, trách nhiệm. Những vấn đề chất vấn đều là vấn đề nóng của thực tiễn đời sống. Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm, trả lời các vấn đề được chất vấn.

Các vấn đề còn tồn đọng, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội được các đại biểu khái quát, chất vấn đúng trọng tâm, đáp ứng được mong muốn của đại đa số người dân. Nhất là những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công an như việc đồng bộ hóa, tích hợp thông tin trên thẻ căn cước công dân, công tác đảm bảo an ninh mạng, phòng chống lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hay việc bổ sung thêm nơi sinh vào Hộ chiếu mới…

Tuy nhiên, nhận xét ở góc độ của một cử tri, đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, phần trả lời của hai Bộ trưởng chưa đạt được như mong muốn, bằng chứng là nhiều đại biểu đã tiến hành tranh luận lại.

“Đứng ở góc độ của cử tri nghe trả lời chất vấn, tôi cho rằng để thỏa mãn với phần trả lời của hai Bộ trưởng vẫn còn khoảng cách tương đối. Các câu trả lời chưa tiệm cận được mong muốn của cử tri, đặc biệt nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi và chất vấn lại cho thấy phần trả lời chưa đạt được mong muốn của người hỏi. Trong chừng mực nào đó, các bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công an cần trả lời chính xác vào vấn đề hơn, để phần trả lời trở thành những giải pháp giải quyết được các bất cập đang diễn ra trong công tác quản lý điều hành của các bộ trưởng”, đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nói.

Trách nhiệm quản lý nhà nước còn nặng nề.

Mặc dù Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trả lời thẳng thắng, đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc bất cập trong thực thi chính sách pháp luật, tuy nhiên theo ý kiến một số đại biểu, vẫn còn một số tồn tại nhiều năm, cần những giải pháp mang tính đột phá và sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, một trong những vấn đề cử tri quan tâm hiện nay đối với lĩnh vực quản lý của ngành công an là sửa đổi hộ chiếu phổ thông, tạo thuận tiện cho công dân xuất nhập cảnh; công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tín dụng đen, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng như các hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến an toàn thông tin của cá nhân… đang diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng. Đây là những vấn đề được đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh với các loại tội phạm này.

Đại biểu Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Công Long cho biết, theo Nghị quyết 96/2019/QH14 của Quốc hội, một trong những trọng tâm cần tập trung là đấu tranh với các loại tội phạm về tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao. Hai nội dung này đã được Bộ trưởng Bộ Công an tập trung trả lời chất vấn. Đây cũng là cơ sở để cử tri, đặc biệt là đại biểu Quốc hội giám sát.

“Tội phạm trên không gian mạng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, không thể phó mặc cho một bộ, mà cần có sự phối hợp lên ngành, như thông tin và truyền thông, chính quyền các địa phương… Bởi việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo rất đa dạng, len lỏi trong đời sống xã hội, nên lực lượng công an tham gia đấu tranh với loại tội phạm này thì chưa thực sự hiệu quả”, đại biểu Nguyễn Công Long nêu quan điểm.

Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng Bộ Công an cần đẩy nhanh tiến độ tích hợp dữ liệu cá nhân vào Căn cước công dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian cho người dân. Bên cạnh đó, ngành công an cũng cần tiếp tục xử lý nghiêm tình trạng để lộ thông tin cá nhân, nhiều dữ liệu bị rao bán công khai với số lượng lớn trên không gian mạng thông qua các website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, diễn đàn tin tặc... Đây là những vấn đề có nhiều vướng mắc bởi hành lang pháp lý đảm bảo an ninh mạng chưa hoàn thiện, các quy định hiện hành còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, chưa có cơ chế cho phép cơ quan chuyên trách đảm bảo an ninh mạng phát huy tối đa khả năng tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu. Do đó, cơ quan chức năng cần nhanh chóng triển khai các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy lùi loại hình tội phạm này.

Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Ngoài ra, Luật sư Phạm Thanh Bình cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng tín dụng đen vẫn diễn ra phổ biến. Mặc dù Bộ Công an đã đấu tranh, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen nhưng ở nhiều nơi vẫn hoạt động phức tạp, biến tướng với nhiều thủ đoạn, chiêu trò như sử dụng tài khoản ảo, sim rác, công nghệ cao… trong khi chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, chưa tương xứng với khoản thu lời bất chính mà nhóm tội phạm này thu được.

Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng, cần xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, nhằm xây dựng các chuẩn mực về hành vi ứng xử trên mạng xã hội; tuyên truyền về ý thức trách nhiệm phát ngôn trên mạng xã hội, về hậu quả có thể gây ra từ các tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Qua hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri, đại biểu Dương Minh Ánh – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho biết, thực trạng thiếu cán bộ quản lý văn hóa được đào tạo đúng chuyên môn. Trong khi đó nhiều cơ sở đào tạo về văn hóa đang phải tiến hành sáp nhập, giải thể, hoặc không được đầu tư, nên việc đào tạo không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch tràn lan, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đảm bảo chất lượng. Đây là vấn đề đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng quan tâm và có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực, để văn hóa du lịch phát triển song hành.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục giám sát việc thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn.

Việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn cũng nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri. Đại biểu Dương Minh Ánh kỳ vọng, với những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ quyết liệt, rốt ráo hơn giải quyết vấn đề đại biểu nêu, cử tri đặt ra. Tuy nhiên, nhiều vấn đề được đại biểu chất vấn không chỉ thuộc tránh nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Công an, mà sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan và sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ.

Đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tin tưởng sau phiên chất vấn, các bộ trưởng sẽ đưa ra hệ thống giải pháp cho từng vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm, lĩnh vực được Đại biểu chất vấn.

Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện dịch vụ công liên quan đến chứng từ, giấy tờ còn nhiều điểm chưa phù hợp, hoặc qua thời gian không còn phù hợp với tình hình mới. Do vậy, cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng các hoạt động liên quan đến nhu cầu của người dân cần đổi mới cách thức phục vụ, phương thức hành động, nếu chờ đến khi tiến hành chất vấn tại Quốc hội và Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đưa ra giải pháp khắc phục thì vai trò chỉ đạo, điều hành linh hoạt của các Bộ trưởng, trưởng ngành không cao.

Bên cạnh đó, đại biểu Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh, những vấn đề đưa ra chất vấn đều nóng, phản ánh những bức xúc của xã hội nên những giải pháp do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu ra tại phiên chất vấn cần được thực hiện ngay, đáp ứng mong mỏi của cử tri và Nhân dân. Đại biểu Quốc hội tiếp tục giám sát và tiếp tục chất vấn nếu Bộ trưởng, trưởng ngành chưa thực hiện lời hứa trước Quốc hội.

 “Sau phiên chất vấn lần này, tôi đề nghị các Bộ trưởng cũng như Chính phủ tiếp tục có biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện cam kết của các vị Bộ trưởng trong phiên chất vấn. Vì các giải pháp không chỉ có ý nghĩa bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm chế định văn hóa, mà còn có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2022”, đại biểu Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh./.

Lan Hương