Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 323e68a1-a976-90f0-c4c5-0507761c5f4e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA: CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THU NHẬP THẤP NHƯNG CHỊU NHIỀU RÀNG BUỘC, NHIỀU “VÒNG KIM CÔ”

22/10/2022

Từ ngày 01/7/2023, Chính phủ sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên khoảng 20,8%/tháng. Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chừng nào chưa chưa đạt được mục đích cán bộ công chức, viên chức đủ sống với mức sống trung bình của xã hội thì chừng đó tình trạng công chức, viên chức bỏ việc ra khu vực tư vẫn xảy ra.

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG LÀ VẤN ĐỀ MẤU CHỐT ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRONG KHU VỰC CÔNG

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

Vừa qua, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ trình Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023. Từ ngày 01/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Nếu được thông qua, việc điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 01/7/2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 01/01/2023.

Trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, trên cơ sở nhận diện, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và có giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2023 cũng cần có  phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023. Bên cạnh đó, khi trình bày báo cáo kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhận định tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp. Do đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023.

Nhìn nhận về nguyên nhân của tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc nhiều, đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân cơ bản, sâu xa là do thu nhập, chính sách bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chưa tương xứng, mức thu nhập của đội ngũ này quá thấp. Trong số hàng triệu cán bộ công chức, có thể có một bộ phận nhỏ tiền lương đối với họ không có ý nghĩa quá lớn, còn lại đa số cán bộ công chức vẫn đang sống nhờ vào tiền lương và có nguyện vọng tập trung vào công vụ, sống được bằng thu nhập chính thức. Hiện nay, mặc dù Nhà nước có nỗ lực tìm cách tăng thu nhập nhưng mức lương vẫn thấp hơn thu nhập cần phải có để bảo đảm mức sống. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức thu nhập thấp nhưng lại chịu nhiều ràng buộc, nhiều "vòng kim cô"; nếu có sai phạm, sai sót không cố ý, không dính dáng đến tham nhũng nhưng vì trách nhiệm nên phải bị xử lý. Trước tình hình đó không ít công chức, viên chức đã xin nghỉ việc.

Theo đại biểu, mục đích của việc tăng lương cơ sở là tăng thu nhập cho cán bộ, công chức để có thể chăm lo được cho gia đình bằng thu nhập chính thức. Hiện nay, mức sống của xã hội đã tăng lên, tiêu chuẩn sống của xã hội cao hơn nhưng tiền lương không theo kịp. Nhiều cán bộ công chức, viên chức mới vào khu vực công vài năm, thậm chí 5-7 năm, thì tiền lương vẫn thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu. Để đạt được mục đích công chức viên chức có thể sống được từ thu nhập chính thức, toàn tâm toàn ý lo cho công vụ, không cần làm thêm, "kiếm thêm" chỗ này chỗ kia thì tăng lương cơ bản là một trong những việc cần làm ngay, làm tức thời, nhưng chưa đủ. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cả hệ thống chính trị, Quốc hội và Chính phủ phải tính toán thêm vấn đề này. Nếu tình trạng cán bộ, công chức, viên chức không sống đủ bằng thu nhập chính thức kéo dài thì sẽ có nhiều hệ luỵ, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc, đó cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh tiêu cực, thậm chí dẫn đến tham nhũng.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, hiện nay vấn đề không được lưu tâm lắm là mức sống, chi phí cuộc sống ở các thành phố lớn cao hơn các vùng miền khác, nhưng điều kiện để có thêm thu nhập bổ sung ở thành phố lại không bằng ở các vùng miền khác và khối lượng công việc rất nhiều. Giá cả sinh hoạt tại các thành phố lớn rất cao, từ dịch vụ cắt tóc gội đầu đến chi phí đi lại, điện nước. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh có xin cơ chế đặc thù, có sự linh hoạt, sắp xếp và bố trí lại để thành phố có thể chủ động trong tăng thu nhập cho một bộ phận cán bộ công chức, thu hút nhân tài và giữ cán bộ ở lại. Việc này đã có những thành tựu nhất định, song những cơ chế đặc thù chưa đủ thu hút nhân tài, về dài hạn chưa đủ giữ chân những người có năng lực ở lại bộ máy nhà nước. Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần có cơ chế đặc thù để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của họ.

Đại biểu nhấn mạnh, khi nào chưa giải quyết, chưa đạt được mục đích cán bộ công chức, viên chức đủ sống với mức sống trung bình của xã hội thì chừng đó tình trạng công chức, viên chức bỏ việc ra khu vực tư vẫn xảy ra. Hiện tượng di động nhân lực khu vực công sang khu vực tư là hiện tượng bình thường, nhưng khi xuất phát từ nguyên nhân thu nhập thì Nhà nước phải quan tâm. Ngoài ra, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng cho biết, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức “chân trong, chân ngoài” đã có từ lâu, nhưng với những người có trách nhiệm và năng lực thì “chân ngoài sẽ không dài hơn chân trong”. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, nhiều người không giữ được đạo đức sẽ dẫn đến “chân ngoài dài hơn chân trong”, chủ yếu lo các khoản thu nhập bên ngoài nhiều hơn, qua đó ảnh hưởng không tốt đến công việc và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức.

Theo đại biểu, giải pháp khắc phục hiện nay là tăng lương cơ bản, nhưng tình trạng thu nhập thấp của những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả những người về hưu không giống nhau. Một bộ phận công chức, viên chức có thâm niên ít, nên lương hưu rất thấp, hay những công chức, viên chức trẻ, mức lương hàng tháng cũng không đủ sống. Trong khi đó, một bộ phận khác dù đã về hưu nhưng mức lương vẫn rất cao. Do đó, nếu tăng lương cơ bản một cách bình quân thì những người có bậc lương thấp vẫn rất khó khăn, mức tăng không đáng kể, trong khi đó, những người có mức lương tháng, lương hưu cao lại tăng nhiều hơn. Đại biểu cho rằng, không nên tăng thu nhập bình quân, những người có mức thu nhập thấp, lương hưu thấp mức tăng nên cao hơn, những người đã có mức lương cao thì mức tăng thấp hơn./.

Minh Thành

Các bài viết khác