Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c63e68a1-f9e4-90f0-c4c5-087767744977.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TỒN ĐỌNG NHIỀU VỤ VIỆC CHƯA GIẢI QUYẾT VÌ THIẾU QUY ĐỊNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA

25/10/2022

Theo các đại biểu Quốc hội, hiện còn thiếu quy định phân cấp, phân quyền trong công tác thanh tra, dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ việc thanh tra, chậm trễ trong ban hành các kết luận. Cho nên cần phải tăng cường quyền hạn của cơ quan thanh tra theo hướng được phép xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân dưới một cấp.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ DỰ ÁN LUẬT THANH TRA (SỬA ĐỔI)

Quốc hội vừa tiến hành hảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan thanh tra cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực, bảo đảm thu gọn đầu mối các cơ quan thanh tra nhưng các hoạt động quản lý Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực đều được thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả.


Đại biểu Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng: Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) còn thiếu quy định phân cấp, phân quyền trong công tác thanh tra, dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ việc thanh tra, chậm trễ trong ban hành các kết luận. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, công việc đang nhiều, nếu như cái gì cũng chờ đến Ban Chỉ đạo thì sẽ tồn đọng các vụ việc cần thanh tra, giải quyết, xử lý. Cho nên cần phải tăng cường quyền hạn của cơ quan thanh tra theo hướng được phép xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân dưới một cấp. Điều này tương tự cơ chế vận hành của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm: Thanh tra Chính phủ là cơ quan tự kiểm soát quyền lực trong nhánh hành pháp, tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý ngay những vi phạm trong nội bộ của nhánh hành pháp. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng, trước pháp luật.

Đề cập về thanh tra đối với doanh nghiệp, đại biểu Phan Đức Hiếu – Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nhìn nhận: Bên cạnh mặt tích cực thì việc thanh, kiểm tra vẫn đang là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Cùng với đó là hiện tượng nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp của trong công tác thanh tra. Chính vì vậy, Luật Thanh tra (sửa đổi) cần có khung pháp lý riêng cho đối tượng thanh tra là doanh nghiệp.


Đại biểu Phan Đức Hiếu – Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.

Đại biểu Phan Đức Hiếu bày tỏ mong muốn có quy định riêng về hoạt động thanh tra với doanh nghiệp hoặc bổ sung thêm những quy định về thanh tra với doanh nghiệp bởi giải quyết thanh tra doanh nghiệp rất khác với các đối tượng khác. Ví dụ với cơ quan quản lý Nhà nước, chỉ theo ngành nên chỉ chịu sự kiểm tra thanh tra của một ngành. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực thì thanh tra trên phạm vi toàn quốc.

Đại biểu Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, vấn đề công khai, minh bạch trong công tác thanh, kiểm tra cũng cần được đề cập trong Luật Thanh tra (sửa đổi) để tránh tình trạng nhũng nhiễu khi thanh tra doanh nghiệp. Bản chất của thanh tra là giúp doanh nghiệp tuân thu quy định của pháp luật, chứ không phải triệt tiêu doanh nghiệp nên việc công khai minh bạch được báo trước là rất quan trọng. Đối với thanh tra định kỳ thì việc minh bạch hóa, thông báo trước để doanh nghiệp tự mình tuân thủ pháp luật, đáp ứng nhu cầu thành tra. Ngoài ra, đại biểu Phan Đức Hiếu cũng mong muốn tất cả các cuộc thanh tra phải được công khai, minh bạch, tăng tính tự tuân thủ.

Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) vào ngày 14/11 tới đây. Trước khi được ban hành, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý những bất cập, bảo đảm sự chặt chẽ của các quy định cũng như tính khả thi, tránh phát sinh các vấn đề mới khi Luật được ban hành, nhất là từ những nguyên nhân mà các đại biểu Quốc hội đã góp ý./.

Bích Lan-Trọng Quỳnh