Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d48753a1-e95a-90f0-c4c5-0ac4c3ef1004.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HUỲNH THỊ PHÚC: KHÔNG QUY ĐỊNH HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI NGƯỜI ĐÃ LY HÔN

30/10/2022

Góp ý về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Quốc hội xem xét bỏ nội dung hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã ly hôn để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

SỬA ĐỔI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LƯC GIA ĐÌNH: CẦN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BÁO TIN CỦA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

Không quy định hành vi bạo lực gia đình với người đã ly hôn

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, qua những lần tham gia góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và theo dõi kết quả thẩm tra, giải trình, tiếp thu, đến nay, dự thảo luật đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu tiếp tục thể chế công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ con người, bảo vệ công dân theo quy định của Hiến pháp và phát huy các vai trò của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, đại biểu cũng nêu rõ, vẫn còn một số quy định cần được cân nhắc, xem xét, chỉnh sửa và bổ sung đảm bảo tính khả thi của các quy định khi được Quốc hội thông qua. Cụ thể, để đảm bảo tính bao quát, chặt chẽ, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung xâm hại các quyền đã được pháp luật công nhận vào khoản 1 Điều 2 dự thảo luật và chỉnh sửa theo hướng bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế hoặc xâm hại các quyền đã được pháp luật công nhận đối với thành viên khác trong gia đình.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp ý kiến

Tại khoản 2 Điều 3 dự thảo quy định hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì thuật ngữ "gia đình" được giải thích là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật này. Điều này cho thấy cùng một thuật ngữ nhưng chưa có sự thống nhất và cũng chưa phù hợp với thực tiễn, bởi những người đã ly hôn không còn quan hệ hôn nhân mà áp dụng điều khoản này sẽ rất khó khả thi.

Đại biểu cho biết, nội dung này ở kỳ họp trước đã có đại biểu góp ý và đã được Ủy ban Thường vụ cũng như cơ quan soạn thảo giải trình, tiếp thu theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Tuy nhiên, với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo tại Báo cáo số 346, trong thực tế khi xảy ra nhiều vụ việc bạo lực gia đình liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng cần áp dụng quy định của luật này.

Nhưng Nghị định số 144 năm 2021 quy định việc xử phạt hành chính trong các lĩnh vực như an ninh trật tự, phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực gia đình đã rất cụ thể các mức xử phạt tương ứng với các hành vi, như xâm hại sức khỏe tại Điều 52; xúc phạm danh dự, nhân phẩm tại Điều 54; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên tại Điều 55 và ngăn cản việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại Điều 56. Như vậy, để đảm bảo tính thống nhất giữa các luật có liên quan và tính khả thi, sát hợp với thực tiễn, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bỏ nội dung hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều này cũng áp dụng đối với người đã ly hôn.

Quy định rõ thời gian, cách thức thực hiện công việc phục vụ cộng đồng

Để đảm bảo tính đồng bộ với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng như có cơ sở để tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện các hoạt động ngăn chặn kịp thời những hành vi cố ý gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung nội dung này cùng với nội dung buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình như dự thảo đã quy định. Chỉnh sửa theo hướng như sau: người có mặt tại nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình theo khả năng của mình và tính chất của hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình hoặc thực hiện các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

Ngoài ra, đối với quy định mới bổ sung về việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình tại Điều 33 dự thảo luật. Đại biểu cho rằng, đây là biện pháp có tính giáo dục và răn đe khi người có hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức phải xử lý hành xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bởi tại khoản 1 điều này đã xác định công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ, trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống. Nhưng để không phát sinh các vấn đề khác vượt khỏi phạm vi mang tính giáo dục và răn đe cần cân nhất cần cân nhắc bổ sung vào khoản 2 Điều 33 định hướng về thời gian, cách thức thực hiện công việc được quy định tại khoản 1 Điều 3 của dự thảo luật.

Đại biểu đề nghị xem xét bỏ từ "tự nguyện" trong nội dung thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, vì tự nguyện là muốn làm thì làm, không thích làm thì thôi, như vậy sẽ mâu thuẫn với nội hàm của quy định về biện pháp có tính giáo dục và răn đe và đã được xác định là không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, đại biểu cho rằng nên chỉnh sửa khoản 3 Điều 33 theo hướng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình quyết định giao cho đại diện cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của luật này.

Hồ Hương