Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d60668a1-8957-90f0-c4c5-0a5b26de7d17.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HUỲNH THỊ ÁNH SƯƠNG: XEM XÉT, BỔ SUNG THÊM 02 HÀNH LANG KINH TẾ KHÁC

07/01/2023

Ngoài 8 Hành lang kinh tế Đông – Tây được nêu Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Huỳnh Thị Ánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi Sương đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung thêm 02 Hành lang kinh tế khác nhằm gắn kết giữa các Vùng động lực quốc gia với nhau...

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: HUY ĐỘNG TỐT NGUỒN LỰC TỪ XÃ HỘI VÀ NHÂN DÂN ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA

Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 07/01/2023, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đóng góp ý kiến vào nội dung trên, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi thống nhất với sự cần thiết xây dựng Quy hoạch tổng thể Quốc gia để xác định các định hướng phát triển, làm cơ sở cho hoạch định các chiến lược, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, vùng miền, không gian, bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng, phát huy lợi thế các điều kiện tự nhiên – xã hội, các nguồn lực của đất nước,… và tham gia thảo luận một số nội dung sau:

Đối với Định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương thống nhất với việc xác định, phát triển 4 Vùng động lực: Vùng động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Vùng động lực phía Bắc); Vùng động lực Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu (Vùng động lực phía Nam); Vùng động lực Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi (Vùng động lực miền Trung); Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này, sẽ khắc phục được hạn chế, yếu kém là đầu tư phát triển vẫn còn dàn trải theo các vùng, miền; chưa tập trung nguồn lực hình thành rõ các vùng động lực đóng vai trò đi đầu và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của đất nước.


Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài ra, để phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, việc xây dựng Các hành lang kinh tế (trang 41 Báo cáo tóm tắt quy hoạch) với mục tiêu: Tập trung hình thành các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Trong đó, ưu tiên các hành lang kinh tế gắn với Vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.

Vì vậy, ngoài 8 Hành lang kinh tế Đông – Tây được nêu tại Báo cáo, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung thêm 02 Hành lang kinh tế, như sau:

Thứ nhất là “Hành lang kinh tế Bờ Y- Kon Tum- Măng Đen- Quảng Ngãi” nhằm tăng tính kết nối, phát huy du lịch và kinh tế rừng xanh kết nối tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi (qua Quốc lộ 24), bổ trợ cho 2 Hành lang kinh tế Bờ Y- Pleiku- Quy Nhơn và Hành lang kinh tế Lao Bảo- Đông Hà- Đà Nẵng qua tuyến cao tốc CT.22 (Dak Glei- Trà My- Dung Quất).

Thứ hai là “Hành lang kinh tế Bờ Y-Quảng Nam-Dung Quất-Quảng Ngãi” nhằm tăng tính kết nối giữa tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam với các tỉnh Tây nguyên và Nam Lào nhằm mở rộng thị trường logistics, phát triển du lịch qua tuyến cao tốc CT.22 (Dak Glei- Trà My- Dung Quất); đồng thời bổ trợ cho 2 Hành lang kinh tế Bờ Y- Pleiku- Quy Nhơn và Hành lang kinh tế Lao Bảo- Đông Hà- Đà Nẵng qua việc kết nối với tuyến cao tốc CT.21 (Đà Nẵng-Thạch Mỹ-Ngọc Hồi-Bờ Y).

Từ các hành lang kinh tế này sẽ định hướng bố trí phát triển, phát huy vai trò kết nối, liên kết thế mạnh của Khu kinh tế mở Chu lai, Khu kinh tế Dung Quất và Cảng hàng không quốc tế Chu Lai trở thành trung tâm công nghiệp lớn, chiến lược của miền Trung. Đồng thời, việc gắn kết giữa các Vùng động lực quốc gia với nhau, với các Hành lang kinh tế và với định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng là rất cần thiết và cần làm rõ (như thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu. (tại Mục a) Các vùng động lực quốc gia và hành lang kinh tế, trang 4, Báo cáo thẩm tra).

Huyện đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược quan trọng cần được định hướng quy hoạch cụ thể hơn

Về Định hướng sử dụng không gian biển cho các ngành, lĩnh vực có nhu cầu sử dụng không gian biển, Báo cáo của Chính phủ quy định, đối với Định hướng theo các vùng biển và ven biển thì: Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hoá - Bình Thuận), định hướng sẽ tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển. Cơ cấu lại khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế ven biển. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, nhất là cảng biển chuyên dụng gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu.


Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV.

Đối với Định hướng đối với các đảo và quần đảo (trang 446, 447 Báo cáo Quy hoạch tổng thể) định hướng: “Đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển tại các đảo Cô Tô - Thanh Lân, Lý Sơn, Phú Quý thành những vùng đảo có kinh tế khá phát triển, đồng thời các đảo này là căn cứ vững chắc để bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc”.  

Về vấn đề này, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cho rằng, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (Về định hướng phát triển không gian biển, trang 4, Báo cáo thẩm tra), cũng đã đưa ra quan điểm: “Định hướng phát triển không gian biển của Quy hoạch tổng thể quốc gia cần bám sát các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, chủ trương lớn, khâu đột phá và các nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII để làm căn cứ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia. Trong đó, cần lưu ý việc phát triển các khu đô thị ven biển, đô thị đảo, kinh tế đảo phải gắn với an ninh, quốc phòng.

Như vậy, theo định hướng tổ chức không gian biển và quan điểm thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng cần được xem xét, có định hướng quy hoạch cụ thể hơn.

Theo đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương, Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu của cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Những năm qua, cùng với việc phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế, Lý Sơn luôn đảm bảo vị trí phòng thủ chiến lược, nhất là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vì vậy, đây là vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia; cần có định hướng phát triển ngành và hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế và kết nối để bảo đảm an ninh, quốc phòng. Do đó, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề nghị Chính phủ 2 nội dung sau:

Về định hướng đối với các đảo và quần đảo (Tại điểm 2.2.3 khoản 2 Mục II Phần thứ ba, trang 446, 447, Báo cáo quy hoạch): Cần cụ thể hơn và bổ sung thêm nội dung “Xây dựng, phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển - đảo” để phù hợp với định hướng phát triển tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về xác định vùng trời khai thác có điều kiện (Tại khoản 2 Mục IV Phần thứ ba, trang 69, Báo cáo quy hoạch tóm tắt; trang 457 Báo cáo quy hoạch), đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề nghị bổ sung vào phần “Tổ chức vùng trời và phương thức bay cho các cảng hàng không, sân bay dự kiến xây dựng mới” đối với (Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn) và viết lại là: “Xác định vùng trời khai thác có điều kiện: Khai thác hiệu quả, tối ưu hóa tổ chức vùng trời và phương thức bay các cảng hàng không, sân bay đang hoạt động. Tổ chức vùng trời và phương thức bay cho các cảng hàng không, sân bay dự kiến xây dựng mới như Long Thành, Nà Sản, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết, Lai Châu, Quảng Ngãi… Thiết lập mới các đường bay nội địa liên vùng, tăng cường kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm của đất nước” để phù hợp vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh, quốc phòng của huyện đảo Lý Sơn và định hướng đối với các đảo và quần đảo như nêu trong Báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia./.

Bích Lan

Các bài viết khác