Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 88f567a1-994d-90f0-c4c5-061c07891da8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

11/03/2023

Kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục duy trì ổn định là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được đà tăng trưởng, cán mốc kỷ lục mới, tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, kết quả này vừa giúp tăng thu ngân sách nhà nước, vừa khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

 

Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng. Cụ thể, trong năm vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu đã cán mốc kỷ lục mới, ước đạt 732,5 tỷ USD.

Trao đổi về kết quả này, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, xuất nhập khẩu đã góp phần đưa kinh tế cả nước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Điều này cho thấy những bước đi phù hợp, đúng đắn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã quan tâm đến những loại hình sản xuất, kinh doanh, những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, một mặt mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy tái đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước, mặt khác nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương - cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu thời gian qua, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, để đạt được những kết quả như vậy còn có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, sự quyết tâm của doanh nghiệp, người lao động và người dân. Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, Bộ Công Thương đã tích cực trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nêu rõ, kết quả xuất nhập khẩu đạt được trong năm 2022 là thành tựu rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và cũng là động lực lớn cho đất nước phát triển, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa tạo việc làm và khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, trong bối cảnh thế giới có rất nhiều biến động nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn phát triển là thành tựu đáng mừng. Điều này có được từ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sư phối hợp, kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành nghề cùng các tỉnh, thành phố và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất nhập khẩu, đại biểu cho rằng cần xem xét, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng thị trường, nhằm dự báo những vấn đề sẽ tác động, ảnh hưởng đến hoạt động này, để từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là về phía các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu và chủ động hơn. Bởi, rất nhiều yếu tố bất định và bất thường sẽ xảy ra trong giai đoạn kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới có nhiều yếu tố biến động nhất sau khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, các biến động nhỏ của kinh tế thế giới cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình trong nước. Vấn đề xuất nhập khẩu liên quan đến chính trị và phục hồi kinh tế.

Một điểm các doanh nghiệp cần lưu ý hiện nay, đó là Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA… Đây là một cửa mở, giấy thông hành cho Việt Nam được vào các thị trường "khó tính". Nhưng để vào được các thị trường này, chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn theo mỗi FTA.

Do đó, đại biểu cho rằng các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phải có chỉ đạo, tập trung xây dựng hệ thống sản xuất đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của các nước trong hiệp định; xác định nhóm ngành hàng có lợi thế để đưa vào được các thị trường đó. Ngoài ra, cần chú trọng công tác hỗ trợ, thúc đẩy, kết nối để mở rộng các thị trường; thứ tư, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang

Tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang cho rằng, kết quả xuất khẩu năm 2022 của Việt Nam đạt con số ấn tượng, ghi nhận nỗ lực của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Đây là kết quả của các chính sách phục hồi tăng trưởng phát triển kinh tế sau đại dịch, khi mà chúng ta khống chế được dịch bệnh, thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi thị trường. Nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi, thị trường trong và ngoài nước được khôi phục, đó là cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu trong trung và dài hạn.

Đại biểu cho biết, Việt Nam là một trong số quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, với việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều FTA. Điều này tạo ra nhiều động lực phát triển mới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm 2020 đạt trên 545 tỷ USD, năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết thúc đẩy xuất khẩu vẫn là sự nỗ lực của doanh nghiệp, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tự đổi mới sáng tạo, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới. Ngoài ra, việc cung cấp và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương cần quan tâm trong thời gian tới.

Minh Hùng