Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d1e067a1-69bd-90f0-c4c5-063f9fac351f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN HOÀNG NGÂN: CẦN NÂNG CAO TÍNH ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA NỀN KINH TẾ

26/05/2023

Góp ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, ĐBQH Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần phải tập trung cho những giải pháp cấp bách và lâu dài để nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trước những biến động của bối cảnh thế giới trong thời gian tới.

BỐ TRÍ VỐN HỢP LÝ ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ VỌNG SẼ CÓ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân-  Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

Theo Tờ trình của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm tiếp tục phục hồi, đóng góp vào kết quả chung của cả năm 2022. Đặc biệt, trong bối cảnh rất khó khăn, nước ta vẫn thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩytăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó nhiều chỉ tiêu tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội.

Tuy nhiên, nước ta vẫn còn nhữnghạn chế,khó khăn; trong đó có 02 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả. Bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn những bất cập. Việc tháo gỡ vướng mắc trong quy định pháp luật,cơ chế, chính sách, ách tắc trong thực thi công vụ cần nỗ lực hơn nữa; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm. Phản ứng chính sách, công tác phối hợp trong một số trường hợp còn chậm, thiếu quyết liệt, bị động, lúng túng, hiệu quả chưa cao...

Phát biểu tại tổ về nội dung này, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân- – Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cơ bản tán thành với nhiều nội dung Báo cáo của Chính phủ. Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, giúp kinh tế nước ta đã phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực hơn. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, tình hình trong và ngoài nước hết sức khó khăn, nhưng nước ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định về tỷ giá và lạm phát, thị trường tài chính - tiền tệ vẫn cơ bản ổn định là thành tựu nổi bật.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, bối cảnh kinh tế thế giới hơn 3 năm vừa qua rất khó khăn, nhiều yếu tố bất lợi, bất định và tác động đến kinh tế thế giới. Trong 2 năm đại dịch Covid-19 (năm 2020 và 2021), thế giới đã chao đảo khủng hoảng y tế, khủng hoảng kinh tế đứt gãy chuỗi cung ứng. Bước sang năm 2022, chúng ta kỳ vọng đến sự phục hồi mạnh của của của thế giới nhưng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lại bùng phát dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh tế- xã hội, chính trị của thế giới, khủng hoảng về năng lượng, khủng hoảng lương thực, khủng hoảng nhân đạo… Cho đến nay, cuộc xung đột này thấy vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và còn diễn biến phức tạp. Hơn 3 năm đầy khó khăn đó,  kinh tế thế giới đã chao đảo và có lúc là suy thoái đến âm 3,5 %.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, nước ta là quốc gia có độ mở lớn thì bị tác động càng nặng nề hơn. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, thế giới rơi vào vòng xoáy của lạm phát… và những rung chuyển của thị trường ngoại hối, các đồng tiền biến động rất mạnh. Thương mại thế giới sụt giảm, các quốc gia xuất khẩu là thế mạnh thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói như vậy để thấy rằng kinh tế Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng thừa nhận, nhìn bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 2022 và 2023, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Phải nói đây là nỗ lực, quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2022 là trên 8 % và vẫn giữ được nền tảng của kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát kiểm soát được dưới 4 %...

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, nếu chúng ta để đà suy giảm này tiếp tục suy  thì tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, tác động đến vấn đề an sinh xã hội. Do vậy, cần phải tập trung để có những giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn, nâng cao tính độc lập, tự chủ trong thời gian tới./.

Thu Phương