Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 75cb67a1-29b4-90f0-c4c5-06abd1a68190.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN MINH TÂM: GIẢI QUYẾT ĐIỂM NGHẼN TRONG VẤN ĐỀ SỢ TRÁCH NHIỆM

05/06/2023

Tại phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH và NSNN năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch đầu năm 2023, đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đề nghị cần giải quyết điểm nghẽn trong vấn đề sợ trách nhiệm; đồng thời, thúc đẩy việc thực hiện hóa quy hoạch được nhanh chóng, kịp thời.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/5: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Giải quyết điểm nghẽn trong vấn đề sợ trách nhiệm

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã chỉ rõ những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp cần tập trung chú trọng trong thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Đặc biệt, đại biểu đánh giá cao Báo cáo với 38 trang giải trình ý kiến thảo luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau phiên thảo luận tại tổ với những dự báo, nhận định và giải pháp cụ thể trong thời gian tới để giải quyết những vướng mắc mà các đại biểu đã nêu lên liên quan đến kinh tế, các vấn đề xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Có thể nói, trong bối cảnh cả chuỗi cung ứng, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, việc giữ vững được các cân đối lớn, các cán cân thương mại, hàng hóa xuất siêu 7,56 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm cho thấy những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Tuy nhiên, theo đại biểu, tăng trưởng kinh tế quý I so với cùng kỳ năm 2022 thấp hơn kịch bản đặt ra những áp lực lớn cho nền kinh tế để duy trì được mức tăng trưởng 6,5%. Những lo ngại của nhiều chuyên gia, đại biểu trước đây về nền kinh tế không kịp hấp thu các gói kích cầu của Nghị quyết số 43 đã thành hiện thực. Đến thời điểm này, gói kích cầu đang triển khai chật vật, số tiền cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 28 của Chính phủ mới đạt 0,25%, chiếm tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch. Gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, gói phát triển kết cấu hạ tầng với các công trình trọng điểm, giải ngân chậm, giải ngân, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt gần 60%, v.v..

Bên cạnh đó, trong thời điểm giao thoa sửa đổi nhiều dự án luật quan trọng khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, tình trạng sợ trách nhiệm diễn ra ở mức độ phổ biến cũng là điều dễ lý giải và đây cũng chính là nguyên nhân góp phần không nhỏ làm chậm trễ tiến độ giải ngân.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều văn bản để tạo cơ chế pháp lý cho triển khai các chính sách lớn nhằm khôi phục kinh tế, vì thế việc vướng mắc về cơ chế vĩ mô cũng đã được giải quyết phần nào. Thế nhưng, nếu không giải quyết dứt điểm điểm nghẽn trong vấn đề sợ trách nhiệm thì e rằng dù có đầy đủ hệ thống quy định thì vẫn không thể thúc đẩy tăng trưởng. Tình trạng địa phương gặp khó khi gửi công văn xin hướng dẫn chỉ đạo từ bộ, ngành không phải là hiếm gặp trong tình trạng luật và các văn bản dưới luật còn chồng chéo. Tình trạng này càng trở nên phổ biến khi các địa phương xin hướng dẫn thì được phúc đáp theo kiểu trích dẫn khoản nọ, điều kia.

Ngoài ra, nhiều địa phương cũng hỏi một nội dung khiến cho việc trả lời chiếm không ít thời gian của một bộ phận chuyên môn từ các bộ, ngành. Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết, nên chăng thành lập tổ công tác liên ngành tập hợp các đầu mối nhằm tháo gỡ những vướng mắc của địa phương, cần ban hành bộ quy tắc, quy chuẩn xử lý những vấn đề phổ biến gặp phải trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các nhiệm vụ liên quan và phổ biến rộng rãi. Nếu địa phương nào gặp khó khăn có thể tra cứu, áp dụng ngay quy trình chuẩn thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn rất nhiều thay vì hình thức gửi công văn rồi chờ đợi công văn trả lời lại là bối rối như hiện nay.

Đại biểu cho biết, cũng như nhiều tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có dự án BOT với 2 tuyến đường quan trọng đóng vai trò như trục đường giao thông huyết mạch, đòi hỏi phải được đấu nối liên hoàn với hệ thống giao thông, song do chưa thỏa thuận được phương án đấu nối giữa Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh với chủ đầu tư nên nhiều công trình giao thông trọng điểm đến nay vẫn đang trong trạng thái ngưng động. Nếu thực sự có được sự thỏa thuận, giải quyết vấn đề giữa các bên liên quan để thống nhất phương án giải quyết áp dụng chung cho cả nước thì các điểm nghẹn được tháo gỡ nhanh chóng, góp phần giải quyết bài toán sợ trách nhiệm, ngại xử lý đang diễn ra phổ biến như hiện nay.

Xem xét phân cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện cho cấp tỉnh

Cũng tại phiên họp, đại biểu cho biết, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã thẳng thắn chỉ ra trong những hạn chế chưa tháo gỡ hiệu quả là chậm lập, triển khai các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia giai đoạn 2021-2030, hiện nay mới chỉ có 9/63 tỉnh hoàn thành việc lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, trong đó có tỉnh Quảng Bình.

Đối với những tỉnh, thành này, theo Luật Quy hoạch, sau khi được phê duyệt công bố quy hoạch lại tiếp tục phải thực hiện việc lập kế hoạch triển khai quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành. Theo đại biểu, quy hoạch tỉnh đã trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ với sự tham gia góp ý từ tất cả các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt, quá trình triển khai còn có căn cứ, điều kiện thực tế và nguồn lực của từng địa phương trong từng thời kỳ. Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét để quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thực hiện cho cấp tỉnh để tạo điều kiện rút ngắn quy trình, thủ tục nhằm thúc đẩy việc thực hiện hóa quy hoạch được nhanh chóng, kịp thời hơn.

Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục cân nhắc, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trong đó xem xét mức chi hỗ trợ phụ cấp có chính sách hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, có mức chi phù hợp cho hoạt động của lực lượng hải đội dân quân đặc công nước, các lực lượng dân quân tự vệ biển.

 Đại biểu cho biết lý do đề xuất kiến nghị này là do trong đợt đi thực tế theo chương trình của lớp quốc phòng, an ninh tại đơn vị đặc công nước, hải đội dân quân tự vệ, lữ đoàn tàu chiến, quân cảng Cam Ranh tại Khánh Hòa cho thấy sự khổ luyện hết sức vất vả để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của các lực lượng này.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến quốc phòng, nhất là chính sách về hỗ trợ đầu tư cho quốc phòng, an ninh ngày càng được quan tâm, trong đó có các lực lượng này để đảm bảo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, rộng khắp, chất lượng ngày càng cao, làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo trong điều kiện kinh tế của cả nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, có các chính sách đầu tư cho quốc phòng hiện nay đã là một sự nỗ lực lớn.

Tuy nhiên, thực hiện khảo sát tại những đơn vị trên cho thấy, việc duy trì hoạt động của các hải đội dân quân tự vệ cũng còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, các mức hỗ trợ như hiện nay khó đảm bảo cho sự thu hút, gắn bó và khuyến khích lực lượng này yên tâm cống hiến khi họ chính là lực lượng lao động chính trong gia đình. Bởi vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm nhằm để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân để đáp ứng với yêu cầu xây dựng quốc phòng trong tình hình mới.

Hồ Hương