Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bf7c67a1-89b9-90f0-c4c5-07d4286ce29a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

LUẬT ĐẤT ĐAI(SỬA ĐỔI): NÊN CÂN NHẮC VIỆC ĐƯA TỶ LỆ CỨNG TRONG QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THU HỒI ĐẤT

10/09/2023

Tiếp tục góp ý Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến cơ chế xử lý đối với các trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất mà không đạt được 100%, các đại biểu đề nghị không đưa cơ chế thu hồi theo tỷ lệ phần trăm cụ thể vào Luật mà nhằm đảm bảo đồng bộ cơ chế, tránh xảy ra khiếu kiện không đáng có thực tiễn thực hiện.

CÂN NHẮC BỔ SUNG NGUYÊN TẮC TRONG THU HỒI ĐẤT BẮT BUỘC PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP VỀ ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐẤT ĐAI

THU HỒI ĐẤT PHẢI CĂN CỨ VÀO VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Góp ý về cơ chế thoả thuận thu hồi đất tại điều 127, Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì không nên quy định theo hướng thoả thuận giải quyết dứt điểm trường hợp giải phóng mặt bằng 80 còn lại 20% nếu chưa thoả thuận được thì Nhà nước đứng ra cưỡng chế để thu hồi. bởi cần xác định vấn đề này có thể có 2 cơ chế thu hồi. Cơ chế thứ nhất là thu hồi bằng con đường hành chính.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga 

Cơ chế thứ hai là bằng con đường thỏa thuận, tức là một bên hành chính, một bên dân sự thì nếu hiện nay chúng ta lại đưa ra một cơ chế thứ ba là “đầu thì dân sự, đuôi thì hành chính” thì sẽ khó thực hiện trong thực tế. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị cân nhắc quy định cụ thể như vậy trong Luật, mà quy định theo hướng thỏa thuận thì theo cơ chế thỏa thuận hoàn toàn mà hành chính thì theo cơ chế hành chính hoàn toàn.

Đồng quan điểm, ĐBQH Trần Văn Lâm, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị không nên quy định cứng tỷ lệ thu hồi đất trong Luật mà phải tuỳ thuộc vào quy mô dự án.

Đại biểu Trần Văn Lâm, ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội 

Đại biểu Trần Văn Lâm nêu ví dụ thực tế, để giải quyết dứt điểm trường hợp giải phóng mặt bằng, hiện nay đã giải phóng được 80-90% mà các nhà đầu tư đã thỏa thuận được còn lại 20%, dự kiến đưa ra là chính quyền đứng ra cưỡng chế. Nhưng sẽ rất vướng vì Hiến pháp quy định Ủy ban nhân dân tỉnh hay chính quyền chỉ được cưỡng chế trong một số trường hợp.  Đại biểu Trần Văn Lâm nêu rõ, trong Điều 54 cũng quy định người sử dụng đất phải có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tức sau khi đất đai được quy hoạch, phê duyệt người sử dụng đất và kể cả doanh nghiệp đều phải chấp hành quy hoạch này. Doanh nghiệp và người sử dụng đất khi chấp hành quy hoạch này có vướng mắc của 2 bên khi thỏa thuận, không thống nhất chính là vấn đề giá cả. Như vậy, tức có tranh chấp giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất. Nếu không tự thỏa thuận được quá trình giải quyết tranh chấp này sẽ phải theo trình tự quy định của pháp luật và cuối cùng ra tòa án để phán quyết. Tôi nghĩ rằng đây là hướng để giải quyết triệt để vấn đề hiện nay vướng mắc trong một số trường hợp nhà đầu tư đã thỏa thuận gần triệt để nhưng còn một vài trường hợp không thể thỏa thuận được đưa ra tòa. Tỷ lệ 80% cần phải cân nhắc, vì còn tùy quy mô dự án, có những dự án nhỏ 80% là phù hợp. Nhưng có những trường hợp hàng nghìn hộ dân 20% còn lại chưa giải quyết được rất lớn, cho nên không phải quy định cứng nhắc 80% hay là bao nhiêu mà phải tùy theo quy mô của dự án.

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, để quy định được chặt chẽ hơn thì tại Điều 26 nói về nghĩa vụ của công dân đối với quản lý, sử dụng đất đai, cần ghi rõ “người sử dụng đất có quyền phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai, trong đó có các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã có hiệu lực”. Như vậy cơ sở pháp lý cho vấn đề này sẽ chặt chẽ hơn để để giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại về thu hồi đất.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh 

Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nghiêng về việc thực hiện theo phương án 2 vì trong thực tiễn rất nhiều dự án mà đa số các hộ dân đã thực hiện thỏa thuận xong cũng như là chấp nhận với mức đền bù hài hòa, phù hợp theo giá thị trường nhưng còn một số lượng rất nhỏ các hộ dân thì không chấp nhận mức đưa ra của chủ đầu tư. Trong trường hợp này nếu vẫn áp dụng nguyên tắc thỏa thuận, vẫn để nhà đầu tư phải đáp ứng bằng được các yêu sách của những người còn lại, thì sẽ không thực hiện được các dự án mà còn ảnh hưởng đến tiến độ chung của quá trình phát triển các đô thị của chúng ta.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh phân tích từ thực tế địa phương, thấy rằng số lượng các dự án này rất nhiều. Trong thực tiễn, không chỉ những người dân thuần túy sống ở trên những mảnh đất đó mà nhiều các nhà đầu cơ, thậm chí người quen thân của cán bộ mua trước rồi tìm cách ép bằng được đối với các nhà phát triển hạ tầng. Theo quan điểm của ông Lê Quang Mạnh, để hài hòa lợi ích giữa người dân, giữa doanh nghiệp và Nhà nước thì nên theo phương án “trong trường hợp đã thỏa thuận được 80% số người sử dụng đất trở lên thì Nhà nước đứng ra thu hồi đối với phần diện tích đất còn lại, nhưng đề nghị bổ sung thêm một nguyên tắc về mức đền bù, khi hiện nay trong dự thảo chưa quy định rõ; Bổ sung them cả nguyên tắc mức đền bù đối với những hộ còn lại đó sẽ tương đương với mức trung bình chung của các hộ đã chấp nhận hay các mức đã được đa số người dân xung quanh chấp nhận để sau này có căn cứ cho thực hiện việc xử lý giữa Nhà nước thu hồi và những hộ còn lại đó.

Hải Yến

Các bài viết khác