Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 876f67a1-793b-90f0-c4c5-0fd162869714.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: KỲ HỌP THỨ 6 ĐƯỢC CHUẨN BỊ CHU ĐÁO, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHẬM GỬI TÀI LIỆU

20/10/2023

Chỉ còn vài ngày nữa, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc với khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng, cả về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đánh giá cao tinh thần linh hoạt, tích cực, chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa của Quốc hội, Chính phủ cho Kỳ họp lần này.

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: ĐỀ NGHỊ TIẾP THU, GIẢI TRÌNH NỘI DUNG VỀ ĐẤT ĐAI CHO TÔN GIÁO, VĂN HÓA, GIÁO DỤC 

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: "NĂNG LỰC SỐ" - HÀNH TRANG QUAN TRỌNG ĐỂ THANH NIÊN THAM GIA XÂY DỰNG, BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023 với 2 đợt: Đợt 1 là 15 ngày: Từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; Đợt 2 là 7,5 ngày: từ ngày 20/11 đến sáng 29/11/2023.

Tại Kỳ họp này, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật; xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tiến hành giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; quyết định một số vấn đề quan trọng khác…

Đáng chú ý, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Đây là các dự án Luật nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân, chuyên gia, các nhà khoa học và các đại biểu Quốc hội, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Phóng viên: Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, cả về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, trong đó có hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, chất vấn giữa nhiệm kỳ. Bà tâm đắc với hoạt động nào và kỳ vọng gì vào những nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp này?

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi quan tâm nhiều đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp này. Tôi cho rằng, đây là hoạt động quan trọng của Quốc hội để đánh giá uy tín, năng lực của những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Một nửa nhiệm kỳ đã trôi qua, đây là lúc sơ kết những điều đã làm được và chưa làm được của các ngành, các lĩnh vực, trong đó vai trò của các "tư lệnh ngành" là vô cùng quan trọng.

Kết quả của lấy phiếu tín nhiệm mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất là sự đánh giá chính xác, công tâm, khách quan của các đại biểu Quốc hội đối với những người được lấy phiếu tín nhiệm về năng lực phẩm chất trong thực hiện nhiệm vụ được giao; Thứ hai, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là sự ghi nhận, động viên của các đại biểu Quốc hội đối với những nỗ lực của những người được lấy phiếu, trên cơ sở đó cũng thẳng thắn nhìn nhận lại những yếu kém, tồn tại ở những ngành, lĩnh vực cụ thể để kịp thời có những giải pháp để khắc phục.

Không chỉ các đại biểu Quốc hội mà đông đảo cử tri và  nhân dân cũng rất quan tâm đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 này. Ngoài ra, hoạt động chất vấn vẫn luôn là hoạt động có "sức nóng" và "sức nặng" tại nghị trường.

Phóng viên: Một dự án luật quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi). Bà có kỳ vọng gì vào sự chỉnh lý, tiếp thu luật lần này, để bảo đảm đất đai, nhà ở về đúng với giá trị thực của nó?

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Luật Đất đai ( sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp 6. Tuy nhiên tôi thấy trong hai dự thảo luật này vẫn còn những nội dung còn nhiều ý kiến trong các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia.

Song song với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) là Luật Nhà ở (sửa đổi). Những quy định hiện hành của chúng ta về quản lý và phát triển nhà ở cũng còn nhiều bất cập. Tôi kỳ vọng trong Kỳ họp thứ 6 lần này, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận sâu kỹ hai dự án luật này, để hai dự án luật quan trọng này được tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng trước khi được bấm nút thông qua.

Phóng viên: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, đại biểu đánh giá thế nào về sự cải tiến, đổi mới, linh hoạt trong mỗi kỳ họp Quốc hội và gửi gắm kỳ vọng gì vào tinh thần “từ sớm, từ xa” của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 này?

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi thấy rằng, Kỳ họp thứ 6 lần này được chuẩn bị rất chu đáo. Một trong những điểm đổi mới của Kỳ họp thứ 6 lần này là việc Chính phủ, các cơ quan của chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đã rất tích cực, chủ động để gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội sớm. Qua đó, các đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu- điều này góp phần quan trọng vào chất lượng của các phiên họp nói riêng và của cả Kỳ họp nói chung.

Bên cạnh đó, Kỳ họp thứ  6 vẫn tổ chức làm 2 đợt họp tập trung, có một thời gian nghỉ giữa hai đợt họp để các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ có thời gian tổng hợp, tiếp thu và giải trình những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội có ý kiến. Tôi cho rằng sự linh hoạt ấy góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội và Chính phủ đều nỗ lực chuẩn bị từ sớm, từ xa. Ví dụ với các dự án luật trình Quốc hội lần đầu, các bộ ngành và các cơ quan của Quốc hội đã tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo, thảo luận để xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các đại biểu Quốc hội.

Tôi cho rằng, với sự chuẩn bị như vậy, các dự án Luật trình Quốc hội chất lượng hơn và cũng là một kênh tuyên truyền rất hiệu quả đến đông đảo cử tri và nhân dân.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà!

Thu Phương

Các bài viết khác