Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 196a67a1-495f-90f0-c4c5-0ea6f8dc7ada.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN MẠNH: ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI CHO PHÉP KÉO DÀI THỜI GIAN GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM THEO NGHỊ QUYẾT 43 ĐẾN HẾT NĂM 2024

24/10/2023

Đóng góp ý kiến vào báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Quốc hội kéo dài thời gian giải ngân đối với các dự án trọng điểm Nghị quyết 43 đến hết năm 2024.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NHẬN DIỆN RÕ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP PHÙ HỢP BẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT -XH

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: CẦN CÂN NHẮC, ĐIỀU CHỈNH HỢP LÝ, KỊP THỜI CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH VĨ MÔ, HỖ TRỢ PHỤC HỒI KINH TẾ

Phóng viên: Thưa đại biểu, Quốc hội đang thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu đánh gía thế nào về kết quả đạt được sau 1 năm triển khai Nghị quyết này? Điều gì khiến ông thấy còn trăn trở?

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc: Tôi cho rằng Nghị quyết 43 Quốc hội ban hành rất kịp thời và với nhiều chính sách rất mạnh mẽ, chưa có tiền lệ. Với sự chỉ đạo rất quyết liệt và kịp thời của Chính phủ và các địa phương, Nghị quyết 43 đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và giúp cho doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn trong dịch covid đã vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống.

Sau gần hai năm thực hiện, có thể đánh giá các chính sách đã được cơ bản triển khai thực hiện theo lộ trình và tiến độ đề ra. Nhiều chính sách đã đạt được kết quả rất tốt. Hiện nay, thực hiện tổng các chính sách, chúng ta đã giải ngân được 96,4 nghìn tỷ đồng, bằng 61% tổng kinh phí của chính sách được đề ra trong Nghị quyết 43. Trong đó, chính sách nào có tỷ lệ giải ngân cao sẽ tác động rất tích cực đến đời sống xã hội như chính sách cho vay ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội, đã đạt được là 21.291 tỉ đồng trên tổng số 38,4 nghìn tỷ, xấp xỉ 55,4%, trong đó đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm năm 202 đã bố trí 10.000 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hết ngay trong năm 2022. Thứ hai, là các chính sách liên quan đến giảm thuế, phí và lệ phí đạt trên 60.500 tỷ/64.000 tỷ đồng, tức là đạt 94,6%. Bên cạnh đó, nhiều dự án quan trọng quốc gia đã được triển khai thực hiện từ nguồn chính sách tài khóa của Nghị quyết 43.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43 còn một số cái khó khăn, vướng mắc. Trước hết là công tác chỉ đạo triển khai, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã rất kịp thời và quyết liệt trong việc chỉ đạo và ban hành các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, hiện nay một số bộ, ngành vẫn chậm triển khai các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách cụ thể. Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, cũng như Thường vụ Quốc hội, hiện vẫn còn hai văn bản của những bộ, ngành chưa ban hành của những bộ, ngành chưa ban hành trong thời điểm này để hướng dẫn việc triển khai thực hiện.

Vấn đề thứ hai, bên cạnh một số những chính sách đã giải quyết tốt, nhìn chung công tác giải ngân trong thực hiện chính sách theo Nghị quyết 43 còn chậm so với thực tiễn. Trong đó tỷ lệ giải ngân qua Ngân hàng chính sách xã hội còn thấp và khó khăn và không còn tính khả thi. Ví dụ như  chính sách "Máy tính cho em", đây là chương trình rất khó có thể thực hiện cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cho vay để mua nhà ở xã hội, trong khi đó, nguồn hàng hóa là nhà ở xã hội khó triển khai thực hiện, không có nguồn nên rất khó để giải ngân nguồn này.

Một khó khăn nữa là tỷ lệ giải ngân hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp và hợp tác xã thì quá thấp. Cho đến thời điểm này, tính đến tháng 9/2023 mới chỉ đạt là 781 tỉ đồng và chỉ tương đương đạt là 1,95% tổng số gói 40.000 tỷ đồng. Qua thực tiễn tiếp xúc cử tri, tôi nhận thấy, gói này nhìn chung trong thực tiễn không khả thi vì bản thân đối tượng là các doanh nghiệp và các hợp tác xã cũng không mặn bởi hồ sơ, thủ tục và đặc biệt là công tác hậu kiểm rất phức tạp. 

Phóng viên: Thưa đại biểu, trong báo cáo thẩm tra Uỷ ban Kinh tế đã kiến nghị Quốc hội tiếp tục cho phép kéo dài thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị quyết 43 và kéo dài thời gian giải ngân đối với các dự án trọng điểm Nghị quyết 43 đến hết năm 2024? Ý kiến của đại biểu về kiến nghị này thế nào?

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc: Về đề nghị của Chính phủ với Quốc hội cho phép tiếp tục kéo dài thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị quyết 43 cho doanh nghiệp và hợp tác xã, quan điểm của tôi thì không nên tiếp tục kéo dài với 3 lý do: Thứ nhất là Nghị quyết 43 chúng ta thực hiện đến hết ngày 31/12/2023; Thứ hai là qua thực tiễn, chính sách này không khả thi và không hiệu quả. Qua hai năm chỉ giải ngân được có 1,95% và từ nay đến hết 31/12 chắc chắn sẽ không thể giải ngân nổi. Thứ ba là qua khảo sát đối với Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh đi khảo sát các doanh nghiệp cùng với các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng, các doanh nghiệp cũng đang được tiếp cận với các gói vay của ngân hàng thương mại với lãi suất thấp. Họ vừa hài lòng với việc này và không nhất thiết phải nhận gói hỗ trợ lãi suất 2% nữa. Đặc biệt nữa là nguồn nguồn 4.000 tỷ này, được huy động từ các ngân hàng thương mại để ứng ra. Trong khi đó gói mà 4% hỗ trợ trước đây từ 2008- 2009, hiện nay các ngân hàng nói là chưa chưa được quyết toán. Cho nên bản thân thực tế, các ngân hàng thương mại cũng không thực sự mặn mà với chính sách này. Từ lý do trên thì quan điểm của tôi cũng khác với Chính phủ, với Quốc hội là chúng ta nên kết thúc và dừng chính sách này sau khi kết thúc ngày 31/12/2023 là phù hợp.

Đối với gói mà giải ngân qua Ngân hàng chính sách xã hội tổng là 38,4 nghìn tỷ và hiện nay chúng ta còn dư 15.500 tỷ đồng. Trong cái gói 38,4 nghìn tỷ này thì giải ngân tốt nhất chính là gói 10.000 tỉ cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm. Đây là một chính sách rất là thiết thực và chính vì nó có nhu cầu rất là cao, trong khi theo Báo cáo rà soát của Chính phủ, nhu cầu vay vốn để duy trì và mở rộng việc làm này rất lớn, lên tới tổng số là 79.040 tỷ đồng. Năm 2022 đã giải quyết xong rồi và theo tính toán của Chính phủ thì nếu 15.500 tỷ đồng này mà chuyển sang để cho vay giải quyết việc làm thì sẽ tiếp tục giải ngân được, hỗ trợ được cho 272.000 hộ gia đình, góp phần giải quyết việc làm được cho 345.000 lao động trong năm 2024. Hiện trong cái Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì có đề nghị là sau khi kết thúc 31/12/2023 thì sẽ hủy dự toán. Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên chuyển 15.500 tỷ đồng này không thể ngân được nữa chuyển nguồn sang cho vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm và kéo dài thực hiện đến hết năm 2024. Tôi nghĩ sẽ khả thi hơn và khả năng sẽ giải ngân được trong năm 2024 là rất cao, góp phần rất quan trọng là hỗ trợ trực tiếp và rất thiết thực cho các hộ dân, gia đình để duy trì phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

Đối với đề nghị của Chính phủ về kéo dài thời gian giải ngân đối với các dự án trọng điểm Nghị quyết 43 đến hết năm 2024, quan điểm của tôi cũng đồng tình tiếp tục kéo dài nguồn vốn này để tránh việc dở dang các công trình trọng điểm quốc gia đang triển khai thực hiện và tránh nợ xây dựng cơ bản.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác