Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e55367a1-495a-90f0-c4c5-05c2da593f38.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT: PHÁ RỪNG VẪN GIA TĂNG, KINH PHÍ HỖ TRỢ BẢO VỆ RỪNG THÌ QUÁ THẤP

01/11/2023

Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, sáng ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Phát biểu, góp ý tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk chỉ ra rằng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện nay còn nhiều bất cập từ các chính sách và thực tiễn, rất cần Chính phủ lắng nghe, quan tâm và giải quyết.

ĐBQH NGUYỄN THỊ XUÂN: CẦN GIẢI PHÁP THÁO GỠ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG XANH BỀN VỮNG

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đóng góp ý kiến tại hội trường

Tỷ lệ phá rừng gia tăng

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, trong những năm qua, Đề án “bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng tây nguyên giai đoạn 2016-2030” được Chính phủ chỉ đạo, triển khai với nhiều mục tiêu, giải pháp quan trọng, trong đó việc tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, doanh nghiệp được xem là giải pháp mang tính đột phá. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, chất lượng môi trường đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi cùng với việc giữ rừng chưa thật hiệu quả nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, chỉ tính trong 9 tháng năm 2023, cả nước có 1.594 ha rừng bị thiệt hại, tăng 79,5% so với cùng kỳ, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 922,2 ha, tăng 6,8%. Trước thực trạng này, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặc biệt, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện các chính sách, quy định pháp luật hiện nay.

Cũng theo đại biểu, về chính sách Nhà nước đặt hàng quản lý bảo vệ rừng, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp có nêu: “… đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa khai thác thì thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ công ích theo phương thức Nhà nước đặt hàng”. Tuy nhiên hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế này nên các đơn vị chủ rừng, đặc biệt là các doanh nghiệp, các công ty lâm nghiệp đã nhận hàng chục ngàn hecta rừng khộp là rừng sản xuất, sử dụng vào mục đích kinh tế đang rất khó khăn. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo cho đối tượng được giao quản lý rừng nghèo khác ngoài Nhà nước; chính sách miễn giảm tiền thuê đất, thuê rừng đối với các công ty lâm nghiệp hiện đang thực hiện nhiệm vụ công ích về quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên được nhà nước giao.

Cần điều chỉnh, tăng mức hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng. Để đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, thống nhất giữa các thủ tục về rừng với đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương nhất là vùng Tây nguyên, đề nghị Chính phủ phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền cho địa phương trong việc được quyết định “Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000ha đối với các công trình/dự án phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định”.

Về Chính sách bảo vệ rừng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ, đại biểu cho rằng, hiện Chính phủ quy định mức hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng là 300.000 đồng/ha/năm hoặc 400.000 đồng/ha/năm (đối với khu vực II và III); Mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 30 triệu đồng/ha; Mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất chỉ từ 5 triệu đồng/ha đến 8 triệu đồng/ha (các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha) là quá thấp so với yêu cầu công tác bảo vệ rừng vốn dĩ hết sức nặng nề, phức tạp và nguy hiểm. Nếu tính đúng, đủ theo định mức quản lý bảo vệ rừng tại Quyết định số 38 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì kinh phí bảo vệ rừng tương đương gần 1,3 triệu đồng/ha/năm, do vậy đề nghị Chính phủ điều chỉnh kịp thời chính sách này theo hướng tăng mức hỗ trợ cho phù hợp với thực tế hoặc giao cho chính quyền địa phương tự xem xét, quyết định mức hỗ trợ trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách đảm bảo yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Văn Lệ - Võ Linh

Các bài viết khác