Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 835467a1-f9c4-90f0-c4c5-09665f808106.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHẬM, TRỐN ĐÓNG, KHÔNG KHAI BÁO BHXH BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

02/11/2023

Quan tâm góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (bhxh) (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng, trong thời gian tới, cần tăng cường đấu tranh chậm, trốn đóng, không khai báo bảo hiểm xã hội bằng ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời phải có chế tài mạnh mẽ, chặt chẽ, nghiêm khắc hơn để giải quyết tình trạng này.

DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI): CẦN DỰ LIỆU CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH

Cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi) đang được cử tri, nhân dân, người lao động cả nước hết sức quan tâm do đây là dự án luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm an sinh xã hội, quyền lợi của người dân.

Dự thảo Luật có bố cục gồm 10 Chương 136 Điều, quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội; trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình

Theo Báo cáo của Chính phủ, dự thảo Luật đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua, bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội);  Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; Sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần; Bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; Sửa đổi căn cứ đóng BHXH bắt buộc; Sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; Sửa đổi, bổ sung về đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; Về chi phí quản lý BHXH.

Nhất trí bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội

Nêu quan điểm về dự thảo Luật BHXH trình tại Kỳ họp thứ 6 lần này, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên nhất trí cao với sự cần thiết, quan điểm sửa đổi luật theo Tờ trình của Chính phủ để thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên 

Trong đó, nhất trí với quy định bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng theo định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW để tiến dần tới mục tiêu mọi công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ, để không ai phải ở lại phía sau, đúng như mục tiêu xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh, thể hiện tính ưu việt của định hướng XHCN trong phát triển.

Phấn đấu mở rộng diện bao phủ BHXH

Bên cạnh đó, đại biểu Yên cũng đồng tình bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vì đây là tiếp nối, đồng thời là cơ sở để mở rộng diện bao phủ BHXH như đã nói ở trên, làm sao mọi công dân có thu nhập đều tham gia đóng BHXH để kết hợp hài hòa cả 2 mục tiêu là mở rộng đối tượng tham gia bắt buộc và dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện.

“Chính phủ dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người là con số rất lớn, cần phấn đấu thực hiện”, đại biểu Yên nói.

 Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm là hợp lý

Liên quan đến nội dung giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu, đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, quy định như vậy là hợp lý vì Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu: “Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH”.

“Thực ra, theo nguyên tắc thì đóng bao nhiêu, hưởng bấy nhiêu, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, nên 10-15 hay 20 năm đều có cơ sở của nó. Tôi đồng ý với dự thảo luật về nội dung này”, nữ đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, điều này cũng trực tiếp liên quan đến mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH với điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu. Hơn nữa, quy định này là cũng nhằm giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Đảm bảo bền vững an sinh xã hội cho mọi người dân

Đối với quy định hưởng BHXH một lần, đại biểu tỉnh Điện Biên cho rằng, đây là một nội dung luôn được thảo luận, tranh luận khá gay gắt vì xung đột lợi ích: người đã đóng BHXH mong muốn được rút tiền ngay khi mất việc để giải quyết những nhu cầu tài chính cấp bách của mình; Nhà nước thì lại muốn bảo vệ quyền lợi lâu dài cho người lao động, nhất là khi họ hết tuổi lao động, già yếu, không còn thu nhập nữa, không muốn họ trở thành gánh nặng tài chính cho bản thân gia đình họ, cho xã hội. Mong muốn của cả 2 bên đều rất chính đáng.

Tuy nhiên trong thực tế, tiền đóng BHXH là để dưỡng già và gắn với BHYT, vốn được chi trả như nhau không phụ thuộc vào số năm đóng cũng như mức hưởng BHXH. Mà với mục tiêu mở rộng, dần hướng tới bao phủ trợ cấp xã hội, BHYT thì cuối cùng những người rút BHXH hưởng 1 lần sẽ vẫn được Nhà nước đảm bảo.

Cũng không có cơ sở lo lắng về trượt giá, vì thực tiễn cho thấy, mỗi khi cải cách tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, Nhà nước luôn điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

Do đó, đại biểu bày tỏ  thiên về vế sau của vấn đề: đảm bảo lâu dài, bền vững  an sinh xã hội cho mọi người dân. Ngay Nghị quyết số 28-NQ/TW của Đảng đã chỉ rõ: “Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần”.

Do đó, các quy định để tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như trong Dự án Luật là rất cần thiết và hợp lý, nhân văn như: giảm điều kiện hưởng lương hưu xuống 15 năm hay hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng...

Tăng cường đấu tranh chậm, trốn đóng, không khai báo BHXH bằng ứng dụng công nghệ

Về quản lý quỹ BHXH, chống thất thu, thất thoát, đảm bảo an toàn quỹ, đại biểu Yên cho rằng, đây cũng là vấn đề lớn được cử tri, người lao động quan tâm. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội luôn đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý quỹ BHXH theo hướng bền vững và đảm bảo quyền lợi người tham gia.

Đại biểu mong muốn, ngoài việc tuyên truyền, thực hiện chính sách tốt để thu hút, tăng số người đóng BHXH, BHXH Việt Nam cần tăng cường đấu tranh với các hiện tượng chậm đóng, trốn đóng, không khai báo BHXH bằng ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông cơ sở dữ liệu thu nhập, việc làm, kê khai thuế, xây dựng thẻ BHYT và sổ BHXH điện tử góp phần tăng cường công khai, minh bạch để hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, bảo đảm an toàn quỹ.

Bên cạnh đó, các quy định trong Dự án Luật BHXH (sửa đổi) cũng phải hướng tới các nội dung này với những chế tài mạnh mẽ hơn, chặt chẽ, nghiêm khắc hơn./.

Thu Phương

Các bài viết khác