Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b91267a1-998b-90f0-c4c5-08acb258c676.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN HỌC TẬP KINH NGHIỆM THẾ GIỚI ĐỂ TẠO SỨC HẤP DẪN CHO LỄ HỘI VIỆT

23/12/2023

Nhấn mạnh tạo sức hút cho lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất lớn trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc, từ đó xây dựng và định hình văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Việt Nam cũng cần học tập kinh nghiệm thế giới để lồng ghép những giá trị văn hóa một cách tinh tế, hấp dẫn vào các lễ hội, sự kiện văn hóa dân tộc.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN CHỌN LỌC TINH HOA VĂN HÓA THẾ GIỚI DỰA TRÊN BẢN LĨNH VĂN HÓA DÂN TỘC

ĐỂ LỄ HỘI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: TẾT NGUYÊN ĐÁN - NHỮNG GIÁ TRỊ MANG ĐẬM CỐT CÁCH, VĂN HÓA, TINH THẦN VIỆT

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Phóng viên: Mỗi một lễ hội nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam đều có những câu chuyện và ý nghĩa đằng sau đó. Tuy nhiên, đã có hiện tượng một số ngày lễ bị lạm dụng, biến tướng theo chiều hướng tiêu cực. Ông suy nghĩ sao về hiện tượng này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, thời gian qua, tình trạng lễ hội mới du nhập vào Việt Nam bị lạm dụng, biến tướng thực sự là những dấu hiệu hết sức đáng báo động. Nhiều ngày lễ ban đầu mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo, hay lịch sử, giờ đây bị thương mại hóa quá mức.

Các doanh nghiệp thường tận dụng các dịp này để quảng cáo và bán hàng, thậm chí làm mất đi giá trị gốc của lễ hội. Ví dụ như Lễ Giáng sinh là ngày lễ tôn giáo quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, giờ đây, không chỉ ở Việt Nam, Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia không theo đạo Thiên Chúa. Giáng sinh được gắn liền với hình ảnh ông già Noel, cây thông Noel, quà tặng... Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để tung ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho Noel, như đồ trang trí, quà tặng, đồ ăn thức uống...

Lễ Giáng sinh là ngày lễ tôn giáo quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa. Không chỉ ở Việt Nam, Giáng sinh đã giờ đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia không theo đạo Thiên Chúa

Điều này khiến cho nhiều người thường chỉ tập trung vào mua sắm hay các hoạt động giải trí mà quên mất đi ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ. Bên cạnh đó, những hiện tượng lợi dụng những ngày lễ để che đậy cho các hành vi biếu xén, tiêu cực, tham nhũng hay trục lợi khác cũng rất đáng lên án.

Nguyên nhân của hiện tượng này, tôi nghĩ là có nhiều lý do. Về phía chủ quan đó là nhận thức của chúng ta về những lễ hội này chưa đầy đủ. Chúng ta chưa hiểu rõ ý nghĩa của các lễ hội này đối với từng cá nhân và toàn xã hội nên có những ứng xử chưa phù hợp.

Về mặt khách quan đến từ cách quảng cáo, thương mại hóa thái quá của các doanh nghiệp, nhãn hàng làm lệch lạc đi ý nghĩa ban đầu tốt đẹp của các sự kiện lễ hội. Giờ đây, các sự kiện này tồn tại chủ yếu dưới hình thức mua bán các sản phẩm có liên quan. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông, trong nhà trường, ngoài xã hội cũng chưa có được định hướng đúng đắn để chúng ta thực hành đúng các sinh hoạt mới này.

Phóng viên: Những năm gần đây, giới trẻ rất hào hứng với văn hóa ngoại, nhưng lại có phần thờ ơ với văn hóa Việt. Ông suy nghĩ sao về thực trạng này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Rõ ràng, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam được coi là quốc gia có nhiều lễ hội truyền thống nhất. Các lễ hội truyền thống tại Việt Nam diễn ra quanh năm, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của địa phương và quốc gia. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các lễ hội của chúng ta đang được khai thác tràn lan, nhưng lại kém hấp dẫn so với một số lễ hội du nhập từ nước ngoài.

Tôi nghĩ là văn hóa dân tộc nói chung và lễ hội dân tộc nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách và cả sự tự hào, tự tin của giới trẻ, để từ đó họ tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của đất nước, hội nhập tốt hơn vào thế giới của quá trình toàn cầu hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, đã phát biểu: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn” như một thông điệp khẳng định nhiệm vụ phải bảo vệ những giá trị văn hóa đất nước như là bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Lễ Giáng sinh du nhập vào Việt Nam

Nếu giới trẻ quá quan tâm đến văn hóa nước ngoài, thờ ơ, xa rời văn hóa dân tộc thì họ sẽ không nhận ra được những giá trị của văn hóa dân tộc, thiếu đi tình yêu đối với văn hóa đất nước, và từ đó thiếu tự tin đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Điều đó vô cùng đáng lo ngại, vì giới trẻ là tương lai của đất nước, sự hiểu biết và tình yêu của giới trẻ đối với văn hóa dân tộc sẽ là sức mạnh rất lớn để chúng ta bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, từ đó, xây dựng và định hình văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới, giúp văn hóa lan tỏa sức mạnh sang các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội khác.

Tôi vẫn tin rằng, mỗi khi văn hóa thịnh thì đất nước hưng thịnh, văn hóa nguy thì đất nước lâm nguy. Chúng ta rất cần sự chung tay, góp sức của giới trẻ vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc, và bắt đầu điều đó bằng việc quan tâm nhiều hơn, hiểu rõ hơn và yêu sâu sắc hơn văn hóa dân tộc mình.

Phóng viên: Theo ông, đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tại sao các lễ hội ở ta nhiều như vậy, lại được đầu tư lớn như thế song lại không đạt được kết quả như mong muốn? Trước hết, nhìn vào các lễ hội của chúng ta vừa qua, có thể nói vẫn còn mang nặng tính hình thức. Mô hình “sân khấu hóa” làm cho người tham gia, cảm thấy nhàm chán, thay vì được hòa mình vào dòng không khí đầy lễ hội mang tính cộng đồng. Như vậy, rõ ràng trong khâu khai thác, tổ chức các lễ hội truyền thống của Việt Nam chúng ta còn nhiều bất cập, chưa tạo được sức hấp dẫn.

Thực tế, chúng ta cũng có thể học tập những kinh nghiệm từ việc tổ chức các lễ hội nước ngoài cho việc tổ chức lễ hội văn hóa dân gian Việt Nam. Chúng ta xem cách những người tổ chức Giáng sinh, lễ hội Halloween, Valentine… tạo ra các sự kiện đầy màu sắc, với các sản phẩm đi kèm từ đồ hóa trang, cách hóa trang, kích thích sự quan tâm, tạo không khí muôn màu muôn vẻ, sôi động và bí hiểm, rất phù hợp với giới trẻ.

Nhấn mạnh tạo sức hút cho lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất lớn trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc, từ đó xây dựng và định hình văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm thế giới để lồng ghép những giá trị văn hóa một cách tinh tế, hấp dẫn vào các lễ hội, sự kiện văn hóa dân tộc

Tôi cho rằng, thay vì trách móc giới trẻ tại sao lại say mê với các sự kiện văn hóa nước ngoài, tôi nghĩ đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tại sao điều đó lại xảy ra và mình học được gì từ những sự kiện này, để lồng ghép những giá trị văn hóa dân tộc vào trong những sự kiện đó cũng như tìm cách tổ chức tốt hơn các sự kiện văn hóa dân tộc.

Tôi không tin rằng, giới trẻ không quay lưng lại với các lễ hội của đất nước mà tôi nghĩ rằng, việc tổ chức các lễ hội của chúng ta chưa đủ sức hấp dẫn để tạo nên sự quan tâm ấy. Nếu chúng ta biết cách tạo ra sự hấp dẫn bằng cách biến các sự kiện lễ hội này thành những sinh hoạt văn hóa phù hợp hơn với nhu cầu, nguyện vọng của giới trẻ, thông qua các sản phẩm, trò chơi gần gũi, đa dạng, phong phú, để từ đó kể những câu chuyện nhẹ nhàng, tinh tế về truyền thống văn hóa dân tộc, thì chúng ta có thêm nhiều hy vọng là giới trẻ sẽ thích thú, quan tâm tham gia nhiều hơn vào các lễ hội văn hóa dân tộc.

Từ sự thích thú, tham gia đó, họ sẽ có thêm nhiều sáng tạo, làm giàu có thêm lễ hội dân gian. Điều đó sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan, từ bản thân các bạn trẻ khi có những sinh hoạt văn hóa phù hợp với mình, hình thành nên bản lĩnh và sự tự tin văn hóa giúp họ hội nhập tốt hơn với đời sống quốc tế, vừa giúp văn hóa dân tộc trường tồn và phát triển thông qua việc tham gia tích cực, chủ động của giới trẻ, đồng thời cũng giúp kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững từ việc khai thác giá trị văn hóa của chính dân tộc mình.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

 

Thu Phương

Các bài viết khác