Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f91067a1-e987-90f0-c4c5-01cb88464755.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN QUY ĐỊNH ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG KHI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

15/01/2024

Thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát quy định kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng làm đại lý để đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền của khách hàng vay vốn cũng như gửi tiết kiệm tại ngân hàng; cần nghiên cứu luật hóa để có chế tài ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của nhân viên các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 15/01: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ THẢO LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI)

Đại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đánh giá cao quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đồng thời bày tỏ nhất trí cao với nhiều nội dung dự thảo Luật. Đại biểu cho biết tại hai kỳ họp trước đã phát biểu về việc ngân hàng thương mại làm đại lý bảo hiểm nhân thọ, cơ quan soạn thảo tiếp thu một phần những vẫn còn băn khoăn.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang 

Nhắc lại nội dung phát biểu của mình tại các kỳ họp trước, đại biểu Phạm Văn Thịnh nêu rõ mức chiết khấu tối đa cho đại lý bảo hiểm nhân thọ với 2 loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến là bảo hiểm nhân thọ tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp là 4% cho phí bảo hiểm năm đầu. Tại các ngân hàng thương mại có liên kết lại làm đại lý bảo hiểm nhân thọ có hiện tượng gợi ý ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ với mức đóng 1 năm bằng từ 2% đến 4% giá trị khoản vay. Tại các ngân hàng thương mại, nhân viên ngân hàng được giao chỉ tiêu số hợp đồng bảo hiểm và chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh cho biết thêm, theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tháng 7/2023 đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng qua kênh ngân hàng thương mại đã cho thấy tỷ lệ hủy hợp đồng sau năm đầu tiên của khách hàng lên tới 70%. Mà hủy năm đầu thì khách hàng mất không số phí đã nộp. Nhiều ngân hàng còn gợi ý khách hàng vay vốn nộp phí 2 năm đầu 2 năm đầu thì số tiền khách hàng vay vốn phải bỏ thêm còn lên đến 4 đến 8% giá trị khoản vay. Lãi suất thực của vốn đưa ra nền kinh tế do phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ có thể tăng lên đến 50 đến 100% trong 2 năm đầu so với lãi suất trên hợp đồng tín dụng.

Toàn cảnh phiên thảo luận toàn thể hội trường

Đại biểu nêu rõ, chi phí trả trước của năm đầu tiên cho hợp đồng hợp tác độc quyền mà công ty bảo hiểm trả cho ngân hàng thương mại được công khai khi ký kết chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập trước thuế của ngân hàng thương mại. Dẫn chứng số liệu của một số ngân hàng, theo đại biểu Phạm Văn Thịnh, giai đoạn từ 2018 đến 2022, thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm nhân thọ của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.

Với thực tiễn và lợi ích lớn như vậy, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng nếu dự thảo Luật chỉ tiếp thu theo hướng bổ sung khoản 2, Điều 113: “Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, thì sẽ không có gì đảm bảo cho được tình trạng chèn ép khách hàng vay vốn mua bảo hiểm hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng có tiền gửi tiết kiệm để mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như thời gian gian vừa qua.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung 1 điều giao Chính phủ ban hành văn bản quy định việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng làm đại lý để đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền của khách hàng vay vốn cũng như gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Cùng vấn đề quan tâm, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng không nên cho phép ngân hàng thương mại liên doanh, liên kết bán bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm. Đại biểu cho biết thực tế đã có nhiều hệ lụy đã xảy ra và tồn tại dai dẳng đến nay chưa giải quyết. Đại biểu đặt vấn đề khi ngân hàng liên kết với công ty bảo hiểm thì ngân hàng được chi hoa hồng rất cao, mà phần hoa hồng cao như vậy thực tế do công ty bảo hiểm thu tiền của khách hàng. Mặt khác, đối với ngân hàng khi đã liên kết với công ty bảo hiểm thường sẽ buộc nhân viên ngân hàng vận động khách hàng vay tiền hay gửi tiền mua bảo hiểm, khi không đạt chỉ tiêu thì chính nhân viên ngân hàng cũng bị làm khó. Từ thực tiễn trên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị các cơ quan cân nhắc quy định này trong Luật.

Trong khi đó, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại Điều 10 dự thảo Luật. Theo đại biểu, mặc dù đã có các quy định liên quan trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt quyền lợi của khách hàng, cần nghiên cứu luật hóa để có chế tài ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của nhân viên các tổ chức tín dụng, ngân hàng như việc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu trong thời gian vừa qua.

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Trước đó, giải trình về ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đề nghị cần phải luật hóa việc xử lý đối với các hành vi vi phạm của nhân viên các tổ chức tín dụng, ngân hàng ép người dân phải mua bảo hiểm khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định về xử lý vi phạm hành chính đã có quy định: Khoản 5 Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định Các hành vi bị nghiêm cấm: “5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm”.  Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số (đã được sửa đổi, bổ sung): (i) Khoản 1 Điều 2 quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: “1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này….; (ii) Điều 24 quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về đại lý bảo hiểm.

Ngoài ra, tại Điều 124 đến Điều 130 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã có quy định cụ thể về trách nhiệm của đại lý bảo hiểm, áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân làm đại lý báo hiểm.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước lưu ý ý kiến của đại biểu Quốc hội, rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng.

Bảo Yến

Các bài viết khác