Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2d0767a1-29dc-90f0-c4c5-0d780e65defb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CHÚ TRỌNG BỔ SUNG, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT, KẾT LUẬN GIÁM SÁT

23/02/2024

Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội. Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là hết sức cần thiết. Trong đó, cần chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát....

GÓC NHÌN: CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Quốc hội tiến hành giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước 

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của BCH Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn; nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội”. Để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022 về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Vừa qua, thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo,Tổ Biên tập lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Quan tâm tới nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là vô cùng cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, tạo sự hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau hơn 07 năm triển khai thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các quy định của Luật đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ và toàn diện phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định như: Một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn; một số hoạt động giám sát đã được quy định nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả; Hoạt động giám sát có nội dung chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương; một số hoạt động giám sát chưa có hướng dẫn chi tiết dẫn tới còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội còn gặp khó khăn;...

Vì vậy, sớm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát, nhất là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết. Việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này là cơ sở quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát trên thực tiễn triển khai.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Nhấn mạnh giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội, không chỉ nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất trong cả nước mà còn đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, lần sửa đổi này cần thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Cũng theo đại biểu tỉnh Đồng Tháp, cần chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật về trao đổi, sử dụng thông tin của hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác; ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát; luật hóa các quy định, hướng dẫn trong các văn bản hiện hành được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng, phù hợp, cần thiết.

Cùng quan điểm đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, để tăng “sức nặng” của hoạt động giám sát, cần nghiên cứu các hệ quả sau giám sát, sau các phiên chất vấn, giải trình. Cần có quy định cụ thể về việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện các cam kết, lời hứa của những người đứng đầu trong các phiên chất vấn, giải trình của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Nghiên cứu xây dựng cơ chế tái giám sát, tái giải trình đối với những nội dung, giải pháp đã được cam kết thực hiện.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi 

Chia sẻ về nội dung này, đại biểu Đinh Thị Phương Lan – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, cần sửa đổi bổ sung Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo hướng nội dung kiến nghị rõ, hạn định cụ thể thời gian hoàn thành; phân công cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; có kế hoạch định kỳ làm việc với các Bộ, ngành trung ương để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát; có cơ chế đánh giá mức độ khắc phục tồn tại, hạn chế của cơ quan chịu sự giám sát; ràng buộc đối tượng được giám sát trong một thời hạn nhất định phải trả lời bằng văn bản những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu;…

Đồng thời, ban hành những quy định pháp luật cụ thể về thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp kiến nghị, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản nếu phát hiện có sai phạm. Quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với việc không thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn giám sát, gắn với quyền hạn trong lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi miễn các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Ngoài ra, đại biểu Đinh Thị Phương Lan cũng đề nghị cần xây dựng và quản lý hệ thống theo dõi, cập nhật tiến độ triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. Nghiên cứu cơ chế phát huy sự tham gia của người dân theo dõi, giám sát thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát, nhất là ở cấp cơ sở; cơ chế để người dân phản ánh nhận xét, thông tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát.

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm đăng tải rộng rãi trên các kênh khác nhau các văn bản kế hoạch, chương trình, kết quả giám sát; các kiến nghị, tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát để Nhân dân theo dõi, giám sát tiến độ, kết quả của việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; tạo điều kiện để báo chí dự, đưa tin về các hoạt động giám sát; sử dụng có hiệu quả truyền thông về hoạt động giám sát, hậu giám sát thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử, trang web.

Ngoài ra, các ý  kiến cũng cho rằng, sửa đổi, bổ sung luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần quy định cụ thể cách thức thu thập ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, cử tri để xây dựng chương trình giám sát; tham gia của Nhân dân trong quá trình thực hiện giám sát. Tùy theo tính chất và quy mô giám sát, trong quá trình thực hiện một số hoạt động giám sát có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có thể tổ chức họp với người dân, đối tượng chịu tác động của chính sách. Đặc biệt, với các hoạt động giám sát chuyên đề có nội dung về thực hiện cơ chế, chính sách, và pháp luật trên địa bàn, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, và kiến nghị của cử tri./.

Lê Anh