Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ece266a1-a958-90f0-c4c5-01999d2a4505.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN KHÁNH THU: NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH XÂY DỰNG KHO LƯU TRỮ DÙNG CHUNG CHO CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

24/05/2024

Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu Trần Khánh Thu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung quy định về chủ trương xây dựng kho lưu trữ dùng chung hoặc chuẩn đầu ra dùng chung cho tất cả các bộ, ngành, địa phương nhằm kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN PHIÊN TOÀN THỂ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu Trần Khánh Thu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã được các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu cơ bản đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, tổng hợp và giải trình đầy đủ ý kiến của hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tháng 3/2024.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 08 chương, 65 điều; quy định bổ sung một số nội dung mới, như: thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; quản lý tài liệu tại Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử; quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức được tổ chức lại, giải thể, phá sản; quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; yêu cầu của hoạt động lưu trữ tư; quyền của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; các hoạt động lưu trữ tư; hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng; mua, bán, trao đổi, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt; phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư.

Đại biểu Trần Khánh Thu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình phát biểu về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đồng thời thích ứng nhanh với khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ, góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.  Nội dung của dự án Luật phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các dự án Luật trong lĩnh vực này, như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Công nghệ thông tin,….

Để hoàn thiện Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu tham gia một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, tại khoản 3 Điều 4 về nguyên tắc lưu trữ trong dự thảo luật quy định “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung về “sử dụng thông tin” cho phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng Luật; cụ thể bổ sung như sau “Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

Thứ hai, tại Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định cấm hành vi “Lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ để xâm phạm lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở quyền sử dụng hợp pháp tài liệu lưu trữ của công dân”, vì hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ là nội dung mới được quy định trong dự thảo Luật.

Thứ ba, tại khoản 3 Điều 12, dự thảo quy định “Lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương và cấp tỉnh thực hiện hoạt động thu nộp, xác định giá trị, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu, bảo quản, thống kê, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ bảo quản tại lưu trữ lịch sử”; trong khi đó tại khoản 9 Điều 2, giải thích từ ngữ thì định nghĩa “Lưu trữ lịch sử là cơ quan thực hiện nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ vĩnh viễn được tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức và tài liệu lưu trữ khác theo quy định của pháp luật”. Cho rằng quy định như vậy là chưa có sự thống nhất giữa hai nội dung này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, xem xét quy định cho phù hợp, thống nhất.

Thứ tư, tại khoản 2 Điều 23, dự thảo quy định: “Bản sao tài liệu lưu trữ bao gồm bản sao tài liệu lưu trữ có xác thực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người đứng đầu lưu trữ lịch sử và bản sao tài liệu lưu trữ không có xác thực. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người đứng đầu lưu trữ lịch sử chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cấp bản sao tài liệu lưu trữ có xác thực. Bản sao tài liệu lưu trữ có xác thực của cơ quan, tổ chức, lưu trữ lịch sử có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc đang bảo quản tại lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử.”

Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa tại Kỳ họp thứ 7

Tuy nhiên, khoản 6 Điều 2, giải thích từ ngữ thì định nghĩa “Bản sao tài liệu lưu trữ là bản chụp, in, số hóa, trích xuất nguyên văn toàn bộ hoặc một phần nội dung thông tin từ tài liệu lưu trữ”. Quy định giữa hai nội dung trên là chưa thống nhất, do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, xem xét quy định cho phù hợp, thống nhất.

Thứ năm, Điều 35 về kho lưu trữ số trong dự thảo luật đã có những quy định phù hợp với xu thế hiện nay về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ số. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy định về chủ trương xây dựng kho lưu trữ dùng chung hoặc chuẩn đầu ra dùng chung cho tất cả các bộ, ngành, địa phương nhằm kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng trong lĩnh vực lưu trữ.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, đại biểu cho biết, hiện nay khi triển khai khám chữa bệnh từ xa, hồ sơ khám, chữa bệnh, hồ sơ bệnh án điện tử, hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh điện tử… chưa thể đồng bộ giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Đặc biệt, hiện nay triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng phải đảm bảo tuân thủ khoản 6 Điều 9 Luật Đấu thầu: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ ngày quyết toán hợp đồng hoặc ngày chấm dứt hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh. Theo đại biểu, trong đấu thầu qua mạng thì không phải tài liệu nào cũng được cập nhật trên không gian số, nên vẫn còn bất cập trong các trường hợp này.

Hồ Hương