Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f9cb66a1-f9af-90f0-c4c5-0d4e0e482d2c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2025 – 2035: CẦN LINH HOẠT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC CHỈ TIÊU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

19/06/2024

Góp ý tại Phiên thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị, cần cân nhắc đến tính linh hoạt trong điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính vùng miền, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương...

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2025 - 2035 GÓP PHẦN ĐƯA VĂN HÓA TRỞ THÀNH NỀN TẢNG TINH THẦN VỮNG CHẮC CỦA XÃ HỘI

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được xây dựng với 07 mục tiêu tổng quát; 09 mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, đến năm 2030 và đến năm 2035. Theo đó, Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.

Việc đầu tư Chương trình đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước;... Đồng thời, góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Trước bối cảnh tình hình mới phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh phi truyền thống thì giá trị cốt lõi của chủ quyền văn hóa, an ninh văn hóa là vô cùng quan trọng. Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông bày tỏ hoàn toàn tán thành với nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 (Báo cáo số 166/BC-CP ngày 17/4/2024 của Chính phủ trình Quốc hội khóa XV). Từ việc phát huy những kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai Chương trình mục tiêu về văn hóa giai đoạn 2016-2020 kết hợp với đánh giá, định hướng chiến lược về văn hóa, con người giai đoạn tới sẽ xây dựng và thực hiện thành công Chương trình giai đoạn 2025-2035.

Để Chương trình khi  thực hiện đạt được hiệu quả, đại biểu góp ý vào một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại các nội dung thành phần của Chương trình (bao gồm 10 nội dung), khi Chương trình được thông qua cần phân khai nhiệm vụ và chỉ tiêu cho địa phương thực hiện, đặc biệt cân nhắc đến tính linh hoạt trong điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính vùng miền, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương để thực hiện chất lượng các chỉ tiêu.

Thứ hai, đối với những nội dung thuộc Chương trình nếu thực hiện theo quy trình đầu tư nhiều bước (vốn đầu tư), Chủ chương trình là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp điều hòa với các đơn vị liên quan xây dựng thống nhất các quy định cụ thể, tránh dàn trãi nhiều bước, nhiều đơn vị từ Trung ương đến địa phương gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình.

Thứ ba, cần xây dựng khung pháp lý Chương trình phù hợp, đảm bảo các tiêu chí, nhất là về thời gian và nguồn lực để địa phương triển khai thuận lợi. Tránh việc khi địa phương đang triển khai thì phát sinh vướng mắc về cơ sở pháp lý là chậm tiến độ. Trong quá trình xây dựng Chương trình cần phân cấp, phân quyền cụ thể.

Thứ tư, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương cần được đánh giá, cân nhắc cẩn trọng, không cào bằng như nhau, vì nguồn lực của mỗi địa phương khác nhau, đặc biệt có cơ chế ưu tiên đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Thứ năm, đối với các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực văn hóa đang triển khai sau khi chuyển tiếp, hợp nhất vào Chương trình này (nếu được Quốc hội phê duyệt) thì Chủ chương trình cần có văn bản riêng áp dụng riêng, quy đinh cụ thể về thời gian, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ chuyển tiếp để tránh việc chồng chéo về đối tượng, nhiệm vụ với các Chương trình khác.

Thứ sáu, thời gian qua, có thể thấy một khó khăn điển hình trong thực hiện xây dựng dự án (cụ thể trong Chương trình này là xây dựng các thiết chế văn hóa như Trung tâm văn hóa, Thư viện, Bảo tàng,…) bị chậm tiến độ. Nguyên nhân ngoài việc thiếu nguồn vốn, quỹ đất,… thì còn lý do là sự khác biệt về thời tiết vùng miền. Ví dụ ở Tây Nguyên có 02 mùa mưa - nắng, khi trình hồ sơ dự án để đảm bảo đầy đủ các thủ tục (trình qua các cấp phê duyệt, phân bổ vốn, đấu thầu,...), đến khi công trình bước vào triển khai xây dựng lại vào mùa mưa nên thực hiện chậm trễ. Do đó, Chương trình khi phân bổ ngân sách cần lưu ý cân nhắc đến điểm này để mỗi địa phương đều được tạo điều kiện thực hiện tốt chỉ tiêu, tiến độ.

Cũng theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, thực tế khi triển khai thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia có một tồn tại mà đến nay còn chưa khắc phục xong là nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương ban hành chậm cho nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các địa phương, đơn vị có liên quan cũng như quyền lợi của đối tượng thụ hưởng.

Do đó, đề nghị khi Chương trình được thông qua cần đồng bộ ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể từng nội dung, cách thức thực hiện đảm bảo tính thống nhất và phải xác định nhiệm vụ này trọng tâm để chúng ta chương trình được kịp thời thực hiện, mang lại kết quả cao nhất. Đồng thời, hiện Quốc hội đang cho ý kiến đối với Luật Di sản văn hóa sửa đổi và thời gian đến sẽ  cho ý kiến và ban hành các có luật liên quan đến lĩnh vực văn hoá, trong các luật này sẽ có các thiết chế văn hóa nên đương nhiên cũng sẽ phải bố trí nguồn lực cho các nội dung này, trong khi nguồn lực thì có hạn. Nếu không tách bạch rõ ràng thì rất dễ trùng lặp nội dung chi đầu tư và đối tượng thụ hưởng - vấn đề này đang tồn tại khi thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia, từ đó rất khó tập trung nguồn lực vào mục tiêu mà chúng ta cần của Chương trình này. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần quan tâm rà soát kỹ để tránh xảy ra tồn tại này./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác