Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9ebc66a1-0925-90f0-c4c5-03c078bf22d3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CHÚ TRỌNG ‘’TÁI GIÁM SÁT’’ ĐỐI VỚI NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ

17/07/2024

Giám sát là một chức năng cơ bản, khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Với tinh thần đổi mới, chú trọng hoạt động “tái giám sát”, nhiều vấn đề, nội dung trong các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề tiếp tục được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm giám sát…

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI, ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ QUAN TRỌNG

Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã ghi rõ: Tiếp tục xác định việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đây là yêu cầu khách quan đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân đồng thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước

Là một trong những phương thức của hoạt động giám sát, giám sát chuyên đề ngày càng đổi mới và phát huy được hiệu quả tích cực. Các Đoàn giám sát đã giám sát toàn diện lĩnh vực được giám sát nhưng vẫn tập trung vào các nội dung trọng tâm, trọng điểm để đi sâu phân tích, tối ưu hóa kết quả giám sát. Từ đó, đã cung cấp thêm nhiều thông tin, giải pháp, phương hướng để góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng pháp luật; nhiều kiến nghị giám sát đã được các cơ quan kịp thời nghiên cứu, tiếp thu và xử lý trong quá trình xây dựng trình Quốc hội thông qua các đạo luật, nghị quyết tháo gỡ những vấn đề tồn tại, vướng mắc.

Đơn cử, trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, trên cơ sở báo cáo của các Đoàn giám sát, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 04 nghị quyết về giám sát chuyên đề. Một trong những điểm mới, khác với hoạt động giám sát thông thường nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, năm 2023, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 03 chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong giai đoạn triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Năm 2024, Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” ngay sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua để góp phần đưa các luật này sớm đi vào cuộc sống…

Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 03 chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong giai đoạn triển khai thực hiện

Cùng với đó, việc xem xét báo cáo của các cơ quan đã được thực hiện một cách thực chất, trách nhiệm, hiệu quả, được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, thận trọng với nhiều yêu cầu đổi mới theo hướng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề lớn và quan trọng, nêu bật được các vấn đề cụ thể.

Đánh giá cao những kết quả trong hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian vừa qua, một số ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát cần tăng cường, chú trọng hoạt động “tái giám sát” đối với nội dung đã được giám sát chuyên đề để đảm bảo các kết luận, kiến nghị trong nghị quyết được thực hiện hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên thực tiễn.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, hoạt động giám sát chuyên đề đạt được nhiều kết quả quan trọng, đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. Tuy nhiên, vẫn còn một số yêu cầu tại các nghị quyết về giám sát chuyên đề, báo cáo giám sát của các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH chưa được thực hiện; việc theo dõi, đôn đốc chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên làm ảnh hưởng tới hiệu quả giám sát.

Vì vậy, việc quan tâm, chú trọng “tái giám sát”, giám sát lại đối với nội dung đã được giám sát chuyên đề là cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát đồng thời thể hiện quyết tâm đi đến cùng vấn đề giám sát. Những vấn đề được nêu ra sau các hoạt động giám sát phải được xử lý triệt để, không để tình trạng nêu ra rồi để đấy, phải có chế tài phù hợp nhằm đảm bảo các kết luận, kiến nghị được thực thi trên thực tế.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị, trong năm 2025 Quốc hội tiếp tục xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề để đánhg giá sự chuyển biến sau chất vấn và giám sát chuyên đề. Đây là hình thức tái giám sát mang lại hiệu quả cao và là cơ sở quan trọng giúp cho các đại biểu Quốc hội đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát, về chất vấn, và các lời hứa của các thành viên Chính phủ. “Do vậy, kiến nghị vẫn tiếp tục các hoạt động tái giám sát và phải coi đây là một hoạt động thường niên...”, đại biểu nêu đề xuất.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương 

Chia sẻ về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã tiến hành tái giám sát đối với nội dung đã được giám sát chuyên đề trước đó về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương để có cơ sở đánh giá đúng thực tiễn, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây cũng là một trong những điểm đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội khóa XII, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện việc tái giám sát đối với một vấn đề Quốc hội đã ban hành nghị quyết qua hoạt động giám sát.

Tới nay, việc tái giám sát những chuyên đề Quốc hội đã giám sát đã được triển khai thực hiện một số lần. Trước kỳ họp giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (kỳ họp thực hiện hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn), Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết giám sát, chất vấn Quốc hội đã ban hành trong thời gian trước đó. Báo cáo của Chính phủ, các cơ quan liên quan đã được các cơ quan chuyên môn của Quốc hội thẩm tra, đánh giá cụ thể, làm cơ sở để đại biểu Quốc hội giám sát tại kỳ họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa nhấn mạnh, yêu cầu về việc tổ chức giám sát lại đối với các chuyên đề đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành giám sát là một trong những cách thức hiệu quả cho việc xem xét việc triển khai thực hiện các các nghị quyết giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các kết luận, kiến nghị giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Do đó, cần đặt ra yêu cầu bắt buộc tiến hành giám sát lại đối với hoạt động giám sát chuyên đề. Tùy theo mỗi nội dung chuyên đề khác nhau mà Trưởng đoàn giám sát quyết định về nội dung, thời gian sẽ tiến hành giám sát lại. Việc giám sát lại cần được ghi rõ vào báo cáo giám sát hoặc nghị quyết giám sát. Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, cần phải triển khai thực hiện lâu dài, có thể đặt ra yêu cầu giám sát định kỳ.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Dưới góc độ nghiên cứu, PGS. TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên cao cấp, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, cùng với chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội. Chất lượng của hoạt động giám sát có tác động tích cực đến chất lượng của hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Cũng theo PGS. TS Doãn Hồng Nhung, nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, văn hóa - giáo dục, môi trường,... Thông qua giám sát đã kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giám sát, PGS. TS Doãn Hồng Nhung cho rằng, để phát huy hơn nữa hiệu quả của hoạt động này cần chú trọng và đặt ra yêu cầu cụ thể trong việc thực hiện giám sát lại đối với hoạt động giám sát chuyên đề. Bởi, hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội được đánh giá bằng tác động của các quyết định, kết luận và kiến nghị của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thông qua các hoạt động giám sát.

“Muốn đạt được hiệu quả giám sát thì các kiến nghị, đề xuất sau giám sát phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Vì vậy, rất cần có hoạt động giám sát lại để đánh giá mức độ thực hiện, kết quả  thực hiện, cũng như những chuyển biến trên thực tiễn thi hành,…”, PGS. TS Doãn Hồng Nhung cho biết. Ngoài ra, cũng cần chú trọng, huy động sự tham gia của các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu, hoạt động độc lập đặc biệt đối với nội dung mang tính chuyên ngành, đặc thù cao. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung việc quy định chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị sau giám sát.

PGS. TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên cao cấp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ở góc độ khác, Ths.Vũ Tiến Thản, nguyên Vụ trưởng Vụ Phục vụ Hoạt động giám sát cho rằng, nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát là sản phẩm của cả quá trình giám sát. Việc thực hiện các nghị quyết, kiến nghị giám sát có ý nghĩa vô cùng to lớn, có tính chất quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Nếu các chủ thể giám sát dành nhiều thời gian, công sức, vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giám sát và ban hành các nghị quyết, kết luận, kiến nghị về giám sát nhưng cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì hoạt động giám sát sẽ không mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả giám sát sẽ không cao.

Đối với các nghị quyết giám sát đã ban hành, việc tái giám sát được tiến hành theo hai cấp độ: thường xuyên và tổng rà soát kết hợp với hoạt động chất vấn. Hoạt động tái giám sát thường xuyên được tiến hành khoảng 6 tháng một lần, tương ứng với các kỳ họp Quốc hội. Theo đó, các cơ quan chịu sự giám sát phải báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các nghị quyết cho đến thời điểm diễn ra kỳ họp. Hoạt động tổng rà soát được tiến hành hai lần trong một nhiệm kỳ-vào kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ.

Ths.Vũ Tiến Thản cũng lưu ý, mặc dù hầu hết các kiến nghị sau giám sát đều được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan dành sự quan tâm hơn, tích cực chỉ đạo, nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên sự quan tâm của các chủ thể giám sát đến hoạt động này còn hạn chế. Vì vây, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái giám sát một cách thường xuyên, thực chất để đem lại hiệu quả thiết thực và chuyển biến mạnh mẽ trên thực tiễn./.

Lê Anh

Các bài viết khác