Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 369a66a1-898c-90f0-c4c5-02693d5c38c0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Hà Phước Thắng: Giải pháp cho sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số

09/11/2024

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có văn bản số 5623/BLĐTBXH-VP ngày 8/11/2024 trả lời chất vấn của đại biểu Hà Phước Thắng – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh về Kết nối cung – cầu lao động còn nhiều khó khăn do dữ liệu thông tin về thị trường lao động còn nhiều hạn chế. Và định hướng xây dựng khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số.

Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được phiếu chất vấn số 44/PCVBT8-GS của đại biểu Hà Phước Thắng với nội dung: 

“Qua giám sát tình hình thực hiện Luật Việc làm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy”: 

Kết nối cung – cầu lao động còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dữ liệu thông tin về thị trường lao động trên cả nước cũng như ở từng địa phương chưa được đầy đủ, kịp thời, chính xác và việc chia sẻ dữ liệu dùng chung liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm giữa các bộ, ngành, cơ quan thống kê, cơ quan nghiên cứu hữu quan còn hạn chế.

Xu hướng số hóa đang có tác động không nhỏ đến nền kinh tế và thị trường lao động. Do đó, xây dựng khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết. 

Đại biểu Hà Phước Thắng – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh

Về nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội trả lời như sau: 

Định hướng khi kết nối cung - cầu lao động còn nhiều khó khăn 

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu lao động. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, để hỗ trợ các hoạt động kết nối cung - cầu lao động trên toàn quốc, thời gian qua Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để tăng cường công tác thông tin thị trường lao động như: thu thập thông tin cung - cầu lao động; xây dựng các cơ sở dữ liệu về người tìm việc; tổ chức phân tích, dự báo thị trường lao động... Tuy nhiên thông tin thị trường lao động hiện nay chưa đầy đủ, chưa kịp thời do nguồn lực triển khai, thực hiện còn hạn chế và thiếu sự kết nối liên thông từ trung ương đến địa phương và giữa các ngành, cơ quan liên quan. 

Tiếp thu kiến nghị của cử tri Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã nghiên cứu và đang hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này khi sửa đổi Luật Việc làm (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8), trong đó quy định hệ thống thông tin thị trường lao động được xây dựng tập trung, thống nhất trên toàn quốc và đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu về người lao động và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức để cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin về thị trường lao động. Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các giải pháp: (i) đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ thông tin liên quan đến lao động, việc làm giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan; (ii) ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thông tin thị trường lao động; (iii) nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt nghiệm vụ thông tin thị trường lao động tại địa phương.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Định hướng xây dựng khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số 

Xu hướng số hóa và chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế và thị trường lao động, tác động lớn đến quá trình phát triển của thị trường lao động. Việc số hóa và chuyển đổi số trong nền kinh tế mang lại nhiều thuận lợi như tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ, nâng cao hiệu quả và sự linh hoạt trong công tác kết nối cung - cầu lao động.

Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế như chênh lệch kỹ năng số giữa các nhóm lao động, chi phí đầu tư công nghệ cao, các rủi ro về an ninh mạng, nguy cơ mất việc làm do tự động hóa và áp lực thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. 

Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 về phát triển trị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, trong đó có các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo xu hướng số hóa và chuyển đổi số. 

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã chủ động nghiên cứu để pháp luật hóa các quy định về chuyển đổi số trong phát triển thị trường lao động. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội cũng được giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Đây là cơ hội, tiền đề quan trọng để hoàn thiện khung pháp lý nhằm phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) có quy định về ứng dụng công nghệ số trong các nội dung: đăng ký lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, quản lý thông tin thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm trực tuyến quốc gia... nhằm hỗ trợ, đảm bảo phát triển bền vững cho trị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số.