Kết quả, việc thực hiện xét duyệt đối tượng vay vốn, quản lý, kiểm tra, giám sát việc vay và sử dụng vốn vay của các đối tượng, cũng như đôn đốc việc trả lãi, gốc được thực hiện theo quy định; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, họp thôn rà soát các hộ nghèo, các đối tượng được vay vốn trong xã theo đúng quy định... Tuy nhiên, việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay theo từng chương trình tín dụng chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhiều đối tượng không có hộ khẩu cố định nhưng vẫn được vay vốn và ngay sau khi vay vốn đã chuyển ra khỏi địa bàn nơi đăng ký vay vốn, khó khăn cho việc thu gốc, lãi... Đoàn kiến nghị với Ngân hàng CSXH Trung ương, tỉnh xem xét nâng mức vay vốn về SXKD từ 30 triệu lên 50 triệu đồng; mua trâu, bò từ 5 triệu lên 10 triệu đồng; hỗ trợ cho vay không lãi suất đối với hộ nghèo, các xã giáp biên giới; kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro khi sử dụng đồng vốn đúng quy định. Đối với Ngân hàng CSXH huyện, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng vay không có khả năng trả nợ để có giải pháp xử lý, tránh để tình trạng tồn lãi, nợ xấu, nợ quá hạn kéo dài...