CỬ TRI TỈNH THANH HÓA KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG KINH PHÍ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC

25/05/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về tăng cường kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bổ sung kinh phí hỗ trợ cho các nhà trường được công nhận lại chuẩn Quốc gia sau 5 năm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đề nghị Chính phủ xem xét, tiếp tục duy trì chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục để tăng cường kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; bổ sung kinh phí hỗ trợ cho các nhà trường được công nhận lại chuẩn Quốc gia sau 5 năm. Đặc biệt, Bộ cần quan tâm đầu tư cho các nhà trường về số máy vi tinh để đảm bảo cho học sinh được học thực hành trên máy và xây dựng thư viện điện tử, học Tiếng Anh bằng các phần mềm đã được tập huấn.


Thầy và trò của trường Tiểu học Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa trong một tiết học (Ảnh: Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa).

Với kiến nghị trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, chỉ còn 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong thời gian vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2000/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, trong đó có nội dung ưu tiên chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo.

Một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (trong giai đoạn trước) được lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như:

- Các tiểu dự án Hỗ trợ cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã biên giới, xã an toàn khu, theo đó tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, trong đó có hỗ trợ đầu tư trường, lớp học đạt chuẩn (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững).

- Dự án thành phần Hỗ trợ tăng cưỡng cơ sở vật chia các cơ sở giáo dục để đạt chuẩn theo 2/19 tiêu chí nông thôn mới: Tiêu chí số 5 về trường đạt chuẩn cơ sở vật chất và tiêu chỉ số 14 về phổ cập giáo dục, trong đó có giáo dục thể thân cho trẻ em 3 tòa (Chương trình truc tiêu quả gia xây dựng nông thôn mới).

Để hỗ trợ các địa phương khó khăn tăng cường cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình, Đề án hỗ trợ Cơ sở vật chặt như Quyết định số 75/QĐ-TTg ngày 27/6/ 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1436 QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đâm cơ sở vật chắn cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025. Các chương trình, đề án có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để các địa phương huy động các nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện các Chương trình, đề án nêu trên tại địa phương, bảo đảm các cấp chính quyền dinh kinh phí thỏa đáng để đầu tư cho giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện tăng cưởng cơ sở vật chất cho các trường học. Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo ngân sách địa phương chỉ cho giáo dục đào tạo, đành ngân sách thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình Mục tiêu quốc gia, trái phiếu Chính phủ; Khuyến khích, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong giai đoạn 2012 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, để xuất các dự án thánh phẩm trong các Chương trinh Mục tiêu quốc gia, quan tâm tới các địa phương nhất là các tỉnh vùng núi, vùng có đồng đồng bào dân tộc thiểu số và các tỉnh khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục./.

Bích Lan