CÔNG TÁC PHONG TẶNG, TRUY TẶNG DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC ĐƯỢC TRIỂN KHAI THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

09/07/2021

Tại tọa đàm việc thực hiện Điều 101 Luật Thi đua, khen thưởng do Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức vừa qua, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, công tác phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

 

Toàn cảnh tọa đàm

Khoản 1, Điều 101 Luật Thi đua, khen thưởng quy định: “Nhà nước tiếp tục xem xét và thực hiện việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến cho những cá nhân, gia đình, địa phương và cơ sở có công lao, thành tích. Chính phủ hướng dẫn thể thức và thời hạn kết thúc việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến”.

Cho biết về tình hình thực hiện công tác phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, đại diện Bộ Nội vụ chỉ ra rằng, đối với việc phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và Huân chương Độc lập cho gia đình có nhiều liệt sĩ, đơn vị chủ quản đã triển khai thực hiện theo Pháp lệnh số 36 L/CTN ngày 10/9/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng" năm 1994 và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Nghị định số 176-CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Nội vụ , Bộ Quốc phòng , Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh tự Nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng ".

Việc khen thưởng Huân chương Độc lập cho gia đình có nhiều liệt sĩ được triển khai từ những năm 1985 theo Thông tư số 44/TBXH-VHC/LB ngày 8/4/1985 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện Huân chương (nay là Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Về cơ bản các gia đình có nhiều liệt sĩ hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc đều đã được ghi nhận, khen thưởng bằng hình thức Huân chương Độc lập các hạng.

Đối với việc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân " thời kỳ kháng chiến, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, về phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đối với các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thực hiện các Thông báo Kết luận của Ban Bí thư: Thông bảo số 179/TB/TW ngày 22/8/2008; Thông báo số 132-CV/TW ngày 24/10/; Thông báo số 137-TB/TW ngày 14/6/2013 về việc tiếp tục phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp với Ban Thi đua- Khen tung Trưng ương tiến hành hướng dẫn các ban, bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và các đơn vị quân đội, công an tổ chức khảo sát, rà soát các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời tiến hành các thủ tục xét duyệt, thẩm định và lập hồ sơ, báo cáo những trường hợp có đủ tiêu chuẩn phong tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, trong đó nêu rõ: “Các đơn vị thực hiện việc rà soát, phát hiện, lập danh sách anh đề nghị những trường hợp có có đủ căn cứ và thành tích đặc biệt xuất sắc, đã được ghi vào lịch sử, truyền thống hoặc trở thành biểu tượng cho các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức địa phương, đơn vị và được mọi người ngưỡng mộ, suy tôn. Những trường hợp trước đây đã đề nghị nhưng không đủ tiêu chuẩn thì không làm hồ sơ đề nghị lại. Đối với các địa phương cấp xã, phường, huyện, quận , chỉ xem xét các trường hợp nằm trong vùng chiến khu, an toàn khu, vùng căn cứ địa cách mạng; hoặc các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc, nhưng vì những lý do khách quan cụ thể, xác đáng àm thời gian trước đây chưa được xem xét”.

Đại diện Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) báo cáo

Theo đại diện Bộ Nội vụ, ngày 22/12/2017, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản số 267/ BTĐKT-VI báo cáo Thường trực Ban Bí thư tổng kết việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" thời kỳ kháng chiến, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã đề xuất kết thúc việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến (trừ trường hợp cá biệt) do việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến đã được thực hiện nhiều năm (từ năm 1961 đêm Thân 2016) cơ bản đã hoàn thành. Ngày 13/6/2017, Ban Bí thư có Thông báo Kết luận số 34-TB/TW, về việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến "kết thúc trong năm 2017, sau năm chỉ xét phong tặng cho tập thể có thành tích hết sức đặc biệt xuất sắc mới được phát hiện, có đầy đủ căn cứ, hồ sơ theo quy định hiện hành".

Ngoài các nội dung khen thưởng trên, công tác khen thưởng cho các đối lượng làm nhiệm vụ quốc tế tại các nước bạn Lào, Camphuchia; khen thưởng cho cán bộ cách mạng bị địch bắt tù đày cũng được triển khai thực hiện đảm bảo không bỏ sót người có công.

Tuy nhiên, tại tọa đàm, đại diện Bộ Nội vụ cũng cho biết, công tác khen thưởng thành tích kháng chiến nói chung và công tác phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước nói riêng vẫn còn tồn tại, hạn chế, đó là đối với khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp thực hiện từ năm 1961 đến nay đã gần 60 năm; thành tích trong cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thực hiện từ năm 1981 đến nay đã gần 40 năm nên nhiều trường hợp không còn đủ căn cứ, tài liệu để thẩm định, xác minh đúng sai. Do hoàn ảnh chiến tranh, do chính sách khen thưởng và đãi ngộ không ban hành đồng bộ, do nhận thức của nhân dân về công tác khen thưởng này và do một số nơi thiếu tích cực giải quyết nên còn tồn đọng một số trường hợp.

Ngoài ra, đã có không ít trường hợp xác nhận sai gây khó khăn cho việc xét duyệt hồ sơ trình khen thưởng. Qua rà soát ở các địa phương hiện còn nhiều hồ sơ khen thưởng kháng chiến, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, phần lớn các hồ sơ đề nghị khen thưởng còn tồn đọng là hồ sơ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn đã trả đi, trả lại nhiều lần không có căn cứ xét đề nghị khen thưởng theo quy định hiện hành.

Trên cơ sở chỉ ra những tồn tại hạn chế, đại diện Bộ Nội vụ cũng đưa ra những giải pháp để tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung, chỉ đạo rà soát, giải quyết dứt điểm việc khen thưởng thành tích kháng chiến, đảm bảo các tập thể, cá nhân có thành tích trong kháng chiến, đủ tiêu chuẩn đều được khen thưởng theo quy định, không bỏ sót trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn chưa được khen thưởng trong thời gian tới./.

Hồ Hương