NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẦU CỬ

15/07/2021

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng thời gian qua, MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đã tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, bảo đảm thời gian, đúng quy định của pháp luật.

Từ thực tiễn công tác Mặt trận tham gia công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu rõ 6 ưu điểm, thuận lợi của MTTQ Việt Nam các cấp để đóng góp vào thành công chung của cuộc bầu cử.

Thứ nhất, thực hiện sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp Ủy các cấp Và các quy định về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đã tô chức, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biêu HĐND các câp nhiệm kỳ 2021 -2026, bảo đảm thời gian, đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chủ động, kịp thời hướng dẫn, tạo thuận lợi cho MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện công tác bầu cử. Công tác tập huấn, tuyên truyền được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chú trọng, quan tâm thực hiện với những hình thức phong phú, linh hoạt, hiệu quả.

Thứ ba, công tác tổ chức các hội nghị hiệp thương các cấp cơ bản đã diễn ra với tinh thần dân chủ, đảm bảo thời gian đúng theo quy định của pháp luật. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử ở Trung ương và các địa phương đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Tại các hội nghị hiệp thương, đa số các ý kiến phát biểu đều tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, khách quan, đặc biệt đều nhấn mạnh phải quan tâm đến chất lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Hội nghị Hướng dẫn Quy trình giới thiệu người của các cơ quan Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Thứ tư, việc nghiên cứu, ban hành các văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác hiệp thương, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của cử nơi công tác và nơi cư trú của người ứng cử được thực hiện sớm, cụ thể, có những quy định mới nhằm bảo đảm dân chủ, khách quan hơn (như quy định về số dự trong danh sách người được giới thiệu ứng cử trình ra các hội nghị hiệp thương, quy định người được giới thiệu ứng cử phải đạt trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị đồng ý giới thiệu...). Công tác tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi cư trú, tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử của những người ứng cử được triển khai đồng bộ, khách quan, dân chủ, đảm bảo số lượng, thành phần cử tri tham dự, có sự vận dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo yêu cầu phòng, chống đại dịch COVID-19 và đúng quy định của pháp luật.

Thứ năm, hoạt động kiểm tra, giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp được triển khai khá kịp thời, nghiêm túc. Các đoàn kiểm tra, giám sát do MTTQ Việt Nam chủ trì bảo đảm chất lượng, đã giúp các địa phương có sự chuẩn bị chu đáo khi triển khai công tác bầu cử, đồng thời cũng phát hiện việc tổ chức thực hiện một số trình tự, thủ tục, nội dung chưa đầy đủ. Qua kiểm tra, giám sát, MTTQ Việt Nam đã kịp thời có kiến nghị, hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh, nhất là đối với những địa phương ảnh hưởng bởi đại địch COVID-19. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư liên quan đến bầu cử được quan tâm, cơ bản không xảy ra khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc liên quan đến người ứng cử và các công tác bầu cử.

Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Thứ sáu, MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp tốt với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới địa phương để chuẩn bị chu đáo cho ngày bầu cử, bảo đảm đúng luật, dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xuất hiện "điểm nóng" về an ninh trật tự. Các lực lượng công an, quân sự ở các địa phương đã phối hợp chặt chẽ, đây mạnh các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử cũng như các khu vực bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chung của cả nước rất cao.

Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi nêu trên, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng nhận thức rõ một số hạn chế, khó khăn của MTTQ Việt Nam các cấp trong quá trình triển khai thực hiện công tác bầu cử.

- Do thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử trùng vào dịp Tết Nguyên đán, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nội dung công tác bầu cử.

- MTTQ Việt Nam các cấp ở hầu hết các địa phương cùng lúc tiến hành đồng thời công tác hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cả 03 cấp nên khối lượng công việc rất lớn.

- Sự phối hợp giữa Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia với các ban chuyên môn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có lúc, có nội dung còn chưa chặt chẽ nhất là trong công tác phối hợp cung cấp, xử lý thông tin, số liệu. Việc chuyển hồ sơ tài liệu của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Bầu cử các cấp để Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực MTTQ các cấp nghiên cứu, rà soát trước khi trình các hội nghị hiệp thương chưa thật kịp thời, đầy đủ.

- Sự phối hợp giữa Ủy ban bâu cử, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với Ủy ban MTTQ Việt Nam ở một số nơi vẫn còn chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc nắm bắt tiến độ, tình hình và kết quả chung; kinh phí phục vụ công tác bầu cử đối với hệ thông Mặt trận còn chậm, chưa bảo đảm, nhất là ở cấp cơ sở.

- Việc điều chỉnh cơ cấu, số lượng người ứng cử, việc luân chuyển cán bộ còn bị động, gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức và cá nhân người được giới thiệu ứng cử, công tác hiệp thương, các hội nghị giới thiệu, lấy tín nhiệm đối với người ứng cử do MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức.

- Công tác tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ở một số nơi gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định do số lượng ứng cử viên bố trí trong một hội nghị quá lớn. Một số nơi, hội nghị được tổ chức chưa thật sự chu đáo, sô lượng cử tri tham dự hội nghị chỉ vừa đủ sô lượng theo quy định, do vậy chất lượng của hội nghị chưa cao.

- Công tác hiệp thương ở một số nơi còn hình thức, việc ghi biên bản các hội nghị hiệp thương còn đơn giản, chưa thể hiện hết các ý kiến phát biểu của đại biểu, thành phần tham dự các hội nghị giới thiệu người của các cơ quan, đơn vị ứng cử có nơi chưa đảm bảo đúng theo quy định.

- Thời gian để thực hiện các hội nghị tiếp xúc cử tri với những người ứng cử để vận động bầu cử trong khoảng thời gian ngắn, lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19, dẫn đến khó khăn cho nhiều địa phương, nhất là việc thống nhất thời gian tổ chức các hội nghị với các ứng cử viên, việc bố trí địa điểm và vận động cử tri tham dự.

- Mặc dù đã có hướng dẫn đầy đủ, chặt chẽ trong việc lập danh sách cử trị, danh sách người ứng cử ở các đơn vị bầu cử nhưng ở một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng phiếu bầu cử ghi sai tên đệm, giới tính của người ứng cử. Còn có một số địa phương chưa rà soát và quản lý chặt chẽ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nên phải tổ chức bầu lại. Theo phản ánh của cử trị, tình trạng cử tri đi bầu hộ, bầu thay vẫn còn diễn ra ở một số khu vực bỏ phiếu.

- Một số cán bộ MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan các cấp ở địa phương mới được kiện toàn (sau sáp nhập xã, thôn, tô dân phố, sau Đại hội Đảng các cấp) chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng khi tham gia công tác bầu cử, do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu trong công tác bầu cử.

- Một số quy định của Luật Bầu cử và một số quy định của văn bản hướng dẫn về công tác bầu cử chưa hợp lý; một số văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn công tác bầu cử của các cơ quan Trung ương chưa cụ thể, chưa có chỉ đạo bảo đảm sự chủ động trong tình hình đại địch COVID-19 còn rất phức tạp, khó lường.

- Việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội ở Trung ương về địa phương ứng cử có nơi còn chưa hợp lý, như: phân bổ nhiều người ứng cử trong cùng một khối ở Trung ương về ứng cử cùng một địa phương (khối Mặt trận Tô quốc Việt Nam ở Trung ương có 6/28 vị cùng được phân bổ về ứng cử tại Thành phô Hồ Chí Minh); quy định về tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biêu Hội đồng nhân dân còn chưa thật cụ thể, do vậy xảy ra tình trạng tại một số địa phương bố trí có sự chênh lệch quá rõ về năng lực, trình độ chuyên môn, chức vụ, kinh nghiệm công tác giữa những người ứng cử trong cùng một đơn vị bầu cử; còn tình trạng lãnh đạo một số địa phương "kén chọn" người ứng cử đại biểu Quốc hội ở Trung ương về ứng cử tại địa phương.

- Việc quy định mỗi cử tri cùng một lúc thực hiện đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biêu Hội đồng nhân dân ở cả 4 cấp (04 lá phiếu để lựa chọn trong danh sách khoảng trên dưới 20 người ứng cử), làm cho cử tri khó có thể nghiên cứu một cách đầy đủ, kỹ lưỡng về tất cả những người ứng cử.

- Kinh phí phục vụ công tác bầu cử đối với hệ thống Mặt trận còn khó khăn, nhất là ở cấp cơ sở; một số quy định về đấu thầu trong mua sắm, in tài liệu... phục vụ công tác bầu cử còn bật cập, phần nào gây khó khăn cho địa phương, cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác bầu cử nhưng nhìn chung, MTTQ Việt Nam các cấp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về bầu cử theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và phân công của Hội đồng bầu cử quốc gia theo kế hoạch, đóng góp quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử, tạo không khí phấn khởi, đồng thuận cao trong xã hội./.

Bích Ngọc

Các bài viết khác