SỬA ĐỔI LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH: BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

22/10/2022

Ngày 24/10 tới đây, theo Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội kháo XV, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng đối với hoạt động của ngành y tế, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của mỗi người dân. Việc sửa đổi luật Khám bệnh, chữa bệnh lần này sẽ tập trung vào việc Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của cơ sở y tế.

QUỐC HỘI NGHE TỜ TRÌNH, BÁO CÁO THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT HỢP TÁC XÃ (SỬA ĐỔI); THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Ngày 24/10 tới đây, theo Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội kháo XV, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng đối với hoạt động của ngành y tế, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của mỗi người dân. 

Việc sửa đổi luật Khám bệnh, chữa bệnh lần này sẽ tập trung vào việc tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; lấy người bệnh làm trung tâm; tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế; Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân; Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh; Tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 12 chương và 120 điều, nhiều hơn 14 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, bỏ 01 điều và bổ sung 15 điều.

Trước đó, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 3 với 163 lượt phát biểu ý kiến tại Tổ, 27 lượt đại biểu phát biểu tại Hội trường và 10 đại biểu Quốc hội gửi ý kiến bằng văn bản. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự án Luật.

Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Xã hội phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tham vấn để tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật.

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Xã hội đã tổ chức nghiên cứu tài liệu, tiến hành khảo sát và lấy ý kiến tại một số tỉnh, thành phố, tổ chức các hội nghị chuyên gia, hội nghị theo chuyên đề, làm việc với Bộ Y tế, các bộ, ngành hữu quan; xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban Xã hội – Cơ quan chủ trì thẩm tra và Cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số nội dung lớn của dự thảo luật chưa được thống nhất, chưa được quy định cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu khắc phục những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành. Một số vấn đề quan trọng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mới được đề nghị bổ sung vào luật.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh là luật quan trọng của ngành y tế, định hướng công tác quản lý và sự phát triển bền vững của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, có tác động lớn đến người dân cũng như cơ sở y tế, cán bộ y tế; được Nhân dân, ngành y tế mong đợi, đặt nhiều kỳ vọng nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, việc chuẩn bị cần được thực hiện kỹ lưỡng để dự thảo Luật đảm bảo chất lượng, có tính ổn định lâu dài.

Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện các quy trình, thủ tục với chính sách mới được đề xuất theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo 

Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra chủ động phối hợp với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, các cơ quan khác có liên quan trong việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật; làm rõ hơn các vấn đề về chính sách của nhà nước, nguồn tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh, xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh, hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Rà soát để đảm bảo sự tương thích giữa quy định của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) với các Luật khác có liên quan để trình Quốc hội cho ý kiến và quyết định việc xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 02 hay 03 kỳ họp.

Minh Hùng

Các bài viết khác