CHỦ NHIỆM ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÊ TẤN TỚI TIẾP THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO ITALIA
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Đỗ Quang Thành phát biểu tại buổi làm việc
Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh QK9 và đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, lãnh đạo sở, ngành liên quan.
An Giang có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế quốc phòng, an ninh quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có đường biên giới dài 98,211km, có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 5 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với tỉnh Takeo của Campuchia.
Lãnh đạo tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, đảm bảo theo cơ chế thống nhất, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, bố trí thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội. Trên địa bàn tỉnh có 366 công trình quốc phòng, khu quân sự. Các công trình quốc phòng, khu quân sự được quản lý theo hiện trạng, có tường rào bảo vệ, mốc giới rõ ràng, lập hồ sơ quản lý chặt chẽ, xây dựng kế hoạch, phương án chiến đấu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ đúng quy định.
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu
Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự ở một số ngành, địa phương, đơn vị chưa được thường xuyên, liên tục. Công tác quản lý đất quốc phòng được giao có thời điểm còn để xảy ra lấn chiến. Một số công trình quốc phòng nằm trong khu du lịch, khách tham quan, vui chơi khá đông nên việc quản lý khu vực bảo vệ vành đai an toàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Về cơ bản, các địa phương đơn vị chưa thực hiện được chính sách đối với người được giao quản lý, bảo vệ môi trường quốc phòng và quân sự.
Về hạn chế, bất cập, đại diện UBND tỉnh An Giang cho rằng, Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ban hành từ năm 1994, tuy nhiên đến nay đã có nhiều luật, pháp lệnh có liên quan thay đổi như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công... Do đó, cần sửa đổi Pháp lệnh cho sát với tình hình thực tế và hệ thống pháp luật hiện hành.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm
Đoàn công tác đã tập trung khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự trên địa bàn tỉnh An Giang; trao đổi về công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hệ thống chính trị, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; công tác lãnh, chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; sự phối hợp giải quyết xử lý giữa các ban ngành liên quan; công tác đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Đỗ Quang Thành trao đổi với cán bộ, chiến sĩ tại địa điểm khảo sát
Thay mặt Đoàn công tác, Trung tướng Đỗ Quang Thành ghi nhận chính quyền địa phương đã thể hiện trách nhiệm cao trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự. Chia sẻ những khó khăn, bất cập với địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện, Trung tướng Đỗ Quang Thành đề nghị lãnh đạo tỉnh hoàn chỉnh thêm báo cáo, kiến nghị thêm các vấn đề về chính sách cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các vấn đề quy hoạch, chuyển đổi tài sản công.
Đoàn công tác tặng quà lưu niệm cho cán bộ, chiến sĩ tại điểm khảo sát
Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát trực tiếp tại một số công trình quốc phòng, khu vực quân sự trên địa bàn tỉnh An Giang.