ĐBQH TRẦN VĂN TIẾN: CẦN MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG BHXH CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT

10/11/2023

Quan tâm góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, cần thiết phải mở rộng đối tượng đóng BHXH còn nhiều càng tốt, bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và người không trong độ tuổi lao động khi có nhu cầu mua BHXH tự nguyện.

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: CẦN QUY ĐỊNH LỘ TRÌNH ĐỂ LAO ĐỘNG TỪ ĐỦ 15 TUỔI TRỞ LÊN CÓ THU NHẬP VỀ TIỀN LƯƠNG ĐỀU PHẢI THAM GIA BHXH

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi) đang được cử tri, nhân dân, người lao động cả nước hết sức quan tâm do đây là dự án luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm an sinh xã hội, quyền lợi của người dân.

Dự thảo Luật có bố cục gồm 10 Chương 136 Điều, quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội; trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước Quốc hội

Theo Báo cáo của Chính phủ, dự thảo Luật đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua, bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội);  Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; Sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần; Bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; Sửa đổi căn cứ đóng BHXH bắt buộc; Sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; Sửa đổi, bổ sung về đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; Về chi phí quản lý BHXH.

Bảo đảm tính minh bạch, công khai, khái quát của các quy định

Nêu quan điểm về dự thảo Luật BHXH trình tại Kỳ họp thứ 6 lần này, đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ chương của Đảng về BHXH, bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành; khắc những hạn chế của luật BHXH hiện hành; đáp ứng với công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên. Dự thảo Luật cũng đã bám sát Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Dự thảo Luật có bố cục gồm 10 chương với 136; Chương 1 gồm 8 Điều; Chương II gồm 11 Điều; Chương III gồm 5 Điều; Chương IV gồm 13 Điều; Chương V gồm 54 Điều; Chương VI gồm 22 Điều; Chương VII gồm 13 Điều; Chương VII gồm 5 Điều; Chương IX gồm 7 Điều; Chương X gồm 3 Điều. Đại biểu Tiến cho rằng, bố cục như vậy chưa hợp lý, có chương có từ 3 đến 5 Điều nhưng có chương lên tới 54 Điều,  có sự chưa cân đối giữa các Chương, do vậy cần bố cục lại cho hợp lý giữa các Chương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính công khai minh bạch của dự thảo Luật, đại biểu Tiến đề nghị những nội dung nào đã ổn định, đã cụ thể nên quy định ngay trong dự thảo luật nhằm tăng tính công khai minh bạch cho Luật.

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật bổ sung đối tượng là “trợ cấp hưu trí xã hội” và “bảo hiểm hưu trí bổ sung”. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy phù hợp với chủ trương của đảng về mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, nội dung bảo hiểm hưu trí bổ sung không thấy có quy định về nội dung này trong dự thảo Luật, chỉ được giải thích từ ngữ và giao Chính phủ quy định chị tiết. Đại biểu đề nghị cần cụ thể nội hàm bảo hiểm hưu trí vào dự thảo luật để Quốc hội cho ý kiến.

“Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh nên quy định ngắn gọn, có tính khái quát cao, bao quát đc toàn bộ nội hàm của dự thảo luật, không nên quy định chi tiết và thiếu tính khái quát như dự thảo. Cụ thể nên quy định như sau: Luật này quy định: trợ cấp hưu trí xã hội, BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH hưu trí bổ sung, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân về BHXH, đăng ký tham gia và quản lý thu đóng BHXH, quỹ BHXH, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH, quản lý nhà nước về BHXH. Quy định như vậy sẽ bao quát đc tất cả nội hàm của dự thảo luật.”, đại biểu Tiến nêu ý kiến.

Đối với nội dung về đối tượng áp dụng, theo đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, Khoản 3 và Khoản 4 đã được Khoản 5 bao quát chung, nên không cần quy định, chỉ cần điều chỉnh Khoản 5 bỏ từ “khác ” là được. Điều này đc thể hiện lại như sau:” 1. Người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH; 2. Người thụ hưởng các chế độ BHXH; 3. Các cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến BHXH.”

Cần thiết phải mở rộng đối tượng đóng BHXH càng nhiều càng tốt

Về đối tượng tham gia BHXH, tại Khoản 7 Điều 3 quy định: các đối tượng quy định tại các khoản 1,2,3,5 Điều này gọi chung là người lao động. “Vấn đề đặt ra nếu là người không phải đối tượng là người lao động muốn đóng BHXH tự nguyện để bảo đảm cho cuộc sống về già có được không? Hay chỉ có đối tượng là người lao động mới ược đóng BHXH tự nguyện có đc không. Tôi cho rằng, cần thiết phải mở rộng đối tượng đóng BHXH càng nhiều càng tốt, bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và người không trong độ tuổi lao động khi có nhu cầu mua BHXH tự nguyện.” đại biểu Tiến nhấn mạnh, đồng thời dẫn chứng cụ thể trường hợp người trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lao động hoặc người thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí nhưng chưa đến tuổi dc hưởng (dưới 75 tuổi) muốn tham gia mua BHXH tự nguyện. Tại khu dân cư, khi bàn về BHXH, rất nhiều người muốn mua BHXH để an phận về già, nhưng do quy định về tuổi, thời gian đóng BHXH nên không được mua BHXH tự nguyện.” đại biểu Tiến cho hay.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, cần thiết phải mở rộng đối tượng đóng BHXH còn nhiều càng tốt, bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và người không trong độ tuổi lao động khi có nhu cầu mua BHXH tự nguyện

Về các chế độ BHXH quy định tại Điều 5 của dự thảo Luật này, tại khoản 2 quy định BHXH bắt buộc có 5 chế độ và theo khoản 3 BHXH tự nguyện có 3 chế độ. Đại biểu Tiến băn khoăn, vấn đề đặt ra là tại sao 2 cơ chế bảo hiểm lại khác nhau về chế độ. Người đóng BHXH tự nguyện muốn đóng để được hưởng cả 5 chế độ như BHXH bắt buộc có được không? Nếu đóng thêm 3%. Qua tiếp xúc cử tri, các cử tri kiến nghị BHXH tự nguyện cũng nên để hưởng 5 chế độ như BHXH bắt buộc.

Theo đại biểu, Nhà nước phải xây dựng nhiều sự lựa chọn để cho người đóng BHXH tự nguyện có nhiều cơ hội lựa chọn. Có thể lựa chọn 2 chế độ hoặc 3 chế độ hoặc 4 chế độ hoặc tất cả các chế độ tùy thuộc vào nhu cầu và mức đóng BHXH tự nguyện.

Quyền hạn phải gắn với trách nhiệm

Về Chương II quy định Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân về BHXH và tổ chức thực hiện BHXH, đại biểu Tiến cho rằng, tên chương này vừa dài và nội hàm của Chương thể hiện không đầy đủ theo tên Chương II, như: tổ chức thực hiện BHXH được hiểu như thế nào? Là tổ chức bộ máy hay tổ chức thực hiện các công việc của BHXH? Nội hàm của tổ chức thực hiện BHXH chỉ bao gồm các quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan BHXH và Hội đồng quản lý BHXH chứ không phải quy định về tổ chức bộ máy và không phải quy định về hoạt động của BHXH, của Hội đồng quản lý BHXH?

Theo đại biểu, tên chương II nên chỉnh lại là: “Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân về BHXH” để đảm bảo  bao hàm cả cơ quan BHXH và Hội đồng quản lý BHXH. Bên cạnh đó, Mục 2 của chương II nên thể hiện lại cho đúng nội hàm của Mục 2 là : Quyền và trách nhiệm của BHXH.

Về Hội đồng quản lý BHXH, dự thảo Luật quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý BHXH; tuy nhiên đại biểu đề nghị quy định bổ sung “trách nhiệm của HĐ quản lý BHXH”. Vì quyền hạn phải gắn với trách nhiệm mới rõ ràng.

Làm rõ nội hàm quy định hưởng chế độ ốm đau và trợ cấp hưu trí

“Về đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí, Điều này quy định: Đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy chưa hợp lý, vì người đc hưởng hưu trí xã hội thì không có tuổi nghỉ hưu; nên quy định lại đối tượng là công dân Việt Nam có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội quy định tại điều 21.”, đại biểu Tiến nêu rõ.

Góp ý về các chế độ, trình tự, thủ tục thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội quy định cụ thể tại Điều 22, theo đại biểu, nội hàm của điều này chưa phù hợp với tên của Điều. Nội hàm của Điều này chỉ quy định các chế độ hưu trí xã hội; chưa quy định về trình tự, thủ tục về hưu trí xã hội. Do vậy, đề nghị bổ sung nội dung này hoặc chỉnh sửa tên điều cho phù hợp với nội hàm của điều hoặc tách làm 2 điều như quy định đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu... Điều 23 và Điều 24.

Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng, dự thảo Luật cần ần làm rõ chế độ ốm đau ở đây phải là người lao động, đang đóng BHXH. Con ốm đau mẹ phải nghỉ việc là mang nội hàm khác hoàn toàn với người lao động bị ốm đau.Nếu giữ lại tên điều này thì cần chỉnh sửa nội hàm của điều, còn khi gữ lại nội hàm của điều này thì cần phải sửa lại tên điều luật để phù hợp.

“Về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau, trường hợp người đóng bảo hiểm nghỉ theo chế độ khi con ốm như dự thảo tôi đồng tình; Trường hợp chồng đóng bảo hiểm nhưng vợ chăm sóc con ốm nhưng vợ không đóng bảo hiểm thì thời gian hưởng chế độ theo quy định đc tính như thế nào, cần được làm rõ thêm.”, đại biểu Tiến cho biết.

Xem xét tính khả thi quy định điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp thai sản

Về điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp thai sản, dự thảo Luật đang quy định, mức đóng phải đủ từ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con và được hưởng chế độ thai sản 2 triệu. Thu nhập nông thôn theo chuẩn nghèo thì mức thấp nhất là 1,5 triệu, tỉ lệ đóng là 22%; hàng tháng phải đóng 330 ngàn. 6 tháng phải đóng 1.980.000đ, hưởng trợ cấp 2 triệu, nếu đóng trên 6 tháng thì vượt số trợ cấp. Cho thấy chính sách này tính khả thi thấp. Do vậy, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu, xem xét thêm.

Ngoài ra, liên quan đến điều kiện hưởng lương hưu tại Điều 98,  tại khoản 2 quy định “đủ 15 năm đóng BHXH”. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy không khuyến khích được người mua BHXH tự nguyện và tại sao cứ phải 15 năm mà không là 10 năm. Nhiều nước trên thế giới quy định có đến 10 năm, điều này phụ thuộc nhiều vào mức đóng BHXH. Mức đóng cao nhưng thời gian ngắn có khi cồn hiệu quả hơn mức đóng thấp với thời gian dài. Tổng đóng BHXH tự nguyện nhiều sẽ được trả lương cao và tổng đóng BHXH tự nguyện ít sẽ hưởng lương thấp.

“Nên chăng nhà nước nên xây dựng nhiều mức đóng và thời gian đóng để người tham gia BHXH tự nguyện có nhiều sự lựa chọn. Đó là thời gian tham gia BHXH là 10 năm, 15 năm và 20 năm; mức tham gia nên có nhiều mức, chỉ nên quy định mức tối thiểu, không quy định mức tối đa như hiện nay.”, đại biểu Tiến nêu quan điểm.

Liên quan đến BHXH một lần, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án. Mỗi Phương án có ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, đại biểu cho rằng, nên đưa cả 02 Phương án vào dự thảo luật để người tham gia BHXH tự lựa chọn./.

 

Thu Phương

Các bài viết khác