ĐOÀN ĐBQH TỈNH HẢI DƯƠNG: NỖ LỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP PHÁP, GIÁM SÁT, TIẾP XÚC CỬ TRI, TIẾP CÔNG DÂN
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga tiếp thu kiến nghị của Sở Nội vụ
Theo số liệu tính đến tháng 11/2023 của Sở Nội vụ, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 927 đơn vị, giảm 170 đơn vị so với năm 2015 và năm 2017. Trong đó, giảm chủ yếu ở số đơn vị sự nghiệp giáo dục (từ 901 đơn vị xuống còn 795 đơn vị). Số đơn vị sự nghiệp y tế giảm hơn một nửa, từ 51 đơn vị còn 25 đơn vị.
Giám đốc Sở Nội vụ Sái Thị Yến cho biết Hải Dương là một trong những địa phương giảm nhiều đơn vị sự nghiệp công lập trong toàn quốc
Giai đoạn 2022 - 2026, Sở Nội vụ cho biết theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ tiếp tục giảm bình quân 10% số đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Đồng thời, chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị tự bảo đảm tự chủ tài chính). Phấn đấu có tối thiểu 20% số đơn vị tự chủ tài chính, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
Theo Sở Nội vụ, hiện việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gặp nhiều khó khăn do một số bộ, ngành Trung ương chưa ban hành quy định hướng dẫn kịp thời về định mức, tiêu chuẩn. Chính phủ chưa ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ ở một số lĩnh vực nên địa phương còn lúng túng. Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ chế tự chủ, còn trông chờ, ỷ lại ngân sách nhà nước.
Thực hiện chương trình giám sát, chiều 10/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã làm việc với UBND huyện Nam Sách
Việc thực hiện Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn do một số bộ, ngành chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá và giá dịch vụ sự nghiệp công.
Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp, tinh giản biên chế ở một số cơ quan đơn vị, nhất là người đứng đầu còn thiếu kiên quyết.
Trước những khó khăn trên, Sở Nội vụ kiến nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Sở Nội vụ là đơn vị cuối cùng được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương giám sát trực tiếp về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023. Trước đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát trực tiếp tại UBND huyện Thanh Hà và Nam Sách.