ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH NAM ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ DƯỢC

08/03/2024

Sáng 08/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV làm việc với UBND tỉnh Nam Định về thực hiện chính sách, pháp luật về dược. Đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

ỦY BAN XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TỈNH YÊN BÁI VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ DƯỢC

Quang cảnh hội nghị

Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Hải Dũng, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định; đại diện Bộ Y tế, Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương và đại diện các doanh nghiệp dược trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XV phát biểu tại Hội nghị.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Y tế báo cáo lĩnh vực dược tại địa phương; hoạt động ban hành văn bản quy định pháp luật về dược; việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dược; việc đảm bảo thuốc phục vụ nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; phát triển công nghiệp dược, về kinh doanh dược; quản lý sử dụng thuốc và giá thuốc; về dược liệu, thuốc cổ truyền. Theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 nhà máy sản xuất thuốc thành phẩm (trực thuộc 5 doanh nghiệp) đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc" theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO). Các vùng trồng đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu - GACP" bao gồm 5 loại dược liệu: Đinh lăng, Dây thìa canh, Quất, Ngưu tất, Trạch tả. Có 35 cơ sở bán buôn thuốc đạt “Thực hành tốt phân phối thuốc-GDP”, 220 nhà thuốc (15 nhà thuốc bệnh viện); 639 quầy thuốc đạt “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”; 15 cơ sở bán lẻ thành phẩm thuốc dược liệu.

Đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện Luật Dược có hiệu từ 1/1/2017, tỉnh chú trọng công tác phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thi hành Luật Dược, các chính sách của Nhà nước về dược, ưu tiên phát triển công nghiệp dược trên địa bàn và quản lý giá thuốc. Trong đó, tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thực hiện khảo sát, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp dược phẩm tại tỉnh. Về phát triển công nghiệp dược, ngày 24-1-2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về quản lý sử dụng thuốc, Sở Y tế phối hợp với trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về dược lâm sàng, thực hành tốt bảo quản thuốc, đấu thầu thuốc cho cán bộ làm công tác dược tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị đã chủ động thực hiện theo đúng các quy định từ khâu dự trù, cung ứng, bảo quản, kê đơn, cấp phát, chế độ sổ sách, báo cáo và sử dụng đúng mục đích, không lạm dụng, gây thất thoát hoặc thiếu hụt về số lượng. Về dược liệu, thuốc cổ truyền, các doanh nghiệp được khuyến khích, hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP- WHO) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Công tác đấu thầu thuốc đã thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước, đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Với các mặt hàng không trúng thầu, Sở Y tế đã hướng dẫn các đơn vị tự mua đảm bảo đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về kết quả, những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách, pháp luật về dược; các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về dược trong thời gian tới. UBND tỉnh Nam Định kiến nghị với Đoàn giám sát một số vấn đề, quy định như: cần hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động cũng như thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh. Quy định về thời hạn của giấy xác nhận thực hành hoặc quá thời gian bao nhiêu lâu kể từ khi hoàn thành việc thực hành tại cơ sở dược thì cá nhân được nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược phải tiến hành thực hành lại. Quy định thời gian cập nhật kiến thức chuyên môn phù hợp để người hành nghề dược thực hiện thuận lợi hơn. Quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc cổ truyền, cơ sở bán lẻ dược liệu. Quy định, hướng dẫn chi tiết về cách ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược về phạm vi kinh doanh.

(Theo Báo điện tử Nam Định)