ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI TỈNH HÀ TĨNH
Đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát.
Các đồng chí: Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương dự buổi giám sát.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao các kết quả của tỉnh đạt được trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam; đồng thời cho biết kết quả này tốt hơn so với những đơn vị đoàn đã giám sát trước.
Đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc
Đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện lại báo cáo theo ý kiến của các thành viên trong đoàn công tác nêu ra.
Các ý kiến, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật của Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đưa ra cần cụ thể hơn như ở nội dung văn bản nào, lý do và cần chỉnh sửa thế nào để phù hợp với thực tiễn công tác. Các kiến nghị có thể mở rộng ra ở một số văn bản khác liên quan nhằm vừa đáp ứng tốt nhiệm vụ công việc, vừa bảo đảm quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, tạm giam.
Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu làm rõ thêm một số nội dung với Đoàn giám sát
Đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà lưu ý các báo cáo cần có phụ lục riêng của từng nội dung, vấn đề để Đoàn giám sát có căn cứ cụ thể ý kiến với các cấp, ngành liên quan giải quyết như về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ ở vật chất, chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ. Các cơ quan Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hải Dương tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, kịp thời báo cáo cấp trên giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Hiệu đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nghiêm túc tiếp thu chỉ đạo của đồng chí Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn giám sát. Các cơ quan cần thực hiện công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh, trật tự.
Lãnh đạo Công an tỉnh giải đáp các vấn đề Đoàn giám sát quan tâm
Công an tỉnh sớm báo cáo tỉnh để có chính sách hỗ trợ việc xây dựng các nhà tạm giữ công an cấp huyện chưa bảo đảm. Cơ sở tạm giữ, tạm giam các cấp tạo điều kiện tối đa cho người bị tạm giữ, tạm giam được tiếp cận với lực lượng luật sư.
Đồng Lê Văn Hiệu cũng lưu ý các đơn vị cần có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, cải tạo để người bị tạm giữ, tạm giam chấp hành nghiêm pháp luật, trở thành công dân tốt sau khi trở về với cộng đồng. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh giải đáp một số nội dung thành viên Đoàn giám sát hỏi
Tại buổi giám sát, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có nhiều đề xuất, kiến nghị các cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh và cấp huyện; Bộ Công an quan tâm thực hiện phương án di chuyển, xây trụ sở Trại Tạm giam Công an tỉnh mới để bảo đảm điều kiện hoạt động theo chủ trương của UBND tỉnh; đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giam giữ bảo đảm quy mô, an toàn theo quy định; trang bị đồng bộ các phương tiện kỹ thuật theo danh mục phục vụ công tác giam giữ, điều tra và các hoạt động nghiệp vụ...
Các đơn vị cũng đề nghị mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành để nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sĩ; bổ sung biên chế cán bộ, nhất là số đã qua đào tạo chuyên ngành của hệ lực lượng; tăng phụ cấp đặc thù để cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam…
Đoàn giám sát tại Trại Tạm giam Công an tỉnh
Sáng cùng ngày, Đoàn giám sát thực tế tại Trại Tạm giam Công an tỉnh và nhà tạm giữ của Công an TP Hải Dương.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh có tổng số 3.087 người bị tạm giữ, 6.111 người bị tạm giam. Các cơ sở giam giữ tổ chức cho 1.991 lượt người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, nhận quà. Người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm các chế độ, chính sách theo quy định. Tình hình an toàn, an ninh, trật tự tại các cơ sở giam giữ được bảo đảm...
Báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cho biết từ năm 2021 – 2023, Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp của tỉnh đã kiểm sát thường kỳ, đột xuất 171 lần tại Trại Tạm giam Công an tỉnh và nhà tạm giữ công an cấp huyện; kiểm sát tổng số 3.698 hồ sơ tạm giữ, tạm giam. Công tác tạm giữ, tạm giam được các cơ sở giam giữ cơ bản thực hiện tốt các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiệm vụ này còn một số hạn chế như nhà tạm giữ thiếu cán bộ quản giáo nữ; có lúc chưa kịp thời phổ biến quyền, nghĩa vụ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; trại tạm giam và một số nhà tạm giữ xây dựng từ lâu, chật hẹp, xuống cấp...
|