Hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

20/09/2024

Góp ý tại hội thảo “Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước” do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Kinh tế tổ chức vào sáng 20/9, các đại biểu nhấn mạnh, qua các nhiệm kỳ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Hội thảo Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Toàn cảnh hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt đồng chủ trì hội thảo.

Đề tài khoa học cấp bộ đặc biệt “Quốc hội Việt Nam – 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, là hoạt động trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam diễn ra trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV với nhiều hoạt động ý nghĩa, có sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo cử tri, Nhân dân cả nước về lịch sử hình thành, phát triển và những thành tựu đạt được của Quốc hội Việt Nam trong chặng đường 80 năm qua.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận về những đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội qua 15 năm nhiệm kỳ; làm rõ những hạn chế, bất cập, bài học kinh nghiệm đặt ra; làm rõ yêu cầu và những giải pháp tiếp tục đổi mới về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt đồng chủ trì hội thảo

Theo các đại biểu, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội. Qua các nhiệm kỳ, quy trình, thủ tục xem xét quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước luôn được đổi mới, hoàn thiện hơn và góp phần quan trọng vào việc ban hành các nghị quyết về các vấn đề quan trọng của đất nước có chất lượng, tính khả thi cao, phúc đáp với yêu cầu thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, trong đó có những vấn đề chưa từng có tiền lệ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đã cải tiến, đổi mới cách thức thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước từ Quốc hội “tham luận” sang Quốc hội “tranh luận” tạo nên không khí sôi động tại các phiên họp của Quốc hội; đã thảo luận, trao đổi làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Bên cạnh đó, quá trình thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước cũng như các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát trong những năm gần đây, Quốc hội đã ứng dụng công nghệ thông tin, như áp dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động của đại biểu Quốc hội trên các thiết bị thông minh và được đưa vào sử dụng với nhiều tính năng thiết thực, đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các thông tin cần thiết cho các đại biểu Quốc hội trong việc nghiên cứu, sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ.

PGS. TS. Đặng Văn Thanh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu/kết quả đạt được cũng như chỉ ra một số hạn chế, các ý kiến đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất nhiều giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong đó, về quy trình, thủ tục quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, thủ tục của Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước theo hướng quy định cụ thể hơn và được quy định trong một đạo luật. Đồng thời, tiếp tục đổi mới quy tình, thủ tục quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngay từ những giai đoạn đề nghị xây dựng, soạn thảo nghị quyết; chú trọng việc tổng kết, khảo sát thực tiễn và nghiên cứu, phân tích đánh giá tính khoa học, tính thực tiễn của vấn đề đẻ làm cơ sở cho việc xây dựng dự thảo; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức đặc biệt các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào dự thảo nghị định/nghị quyết vè vấn đề quan trọng của đất nước.  

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến

Đối với một số vấn đề quan trọng, như chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; vấn đề giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,…. cần phải tổ chức đánh giá tác động kỹ lưỡng các chính sách trong các vấn đề này.

Ngoài ra, các ý kiến cũng lưu ý, phải luôn nắm vững và nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương trong việc Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước. Phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, bám sát các vấn đề lớn, có tính lan tỏa, động lực…

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu kết luận, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, hội  thảo đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đã gợi mở nhiều nội dung, vấn đề lớn, đồng thờ đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp góp phần tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đề nghị, Ủy ban Kinh tế trên cơ sở ý kiến góp ý tại hội thảo, tiếp tục hoàn thiện “Chương 4: Quốc hội Việt Nam – 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nằm trong tổng thể Đề tài cấp bộ đặc biệt “Quốc hội Việt Nam – 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

***Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Quang cảnh hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt đồng chủ trì hội thảo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt phát biểu khai mạc hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Các đại biểu tham dự hội thảo

PGS. TS Đinh Xuân Thảo, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

TS. Trần Văn Túy, Nguyên Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH

PGS. TS. Đặng Văn Thanh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội

Các đại biểu tham dự hội thảo

PGS. TS. Lê Minh Thông, Nguyên Trợ lý CTQH, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Các đại biểu tham dự hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu kết luận hội thảo

 Hội thảo “Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước” do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Kinh tế tổ chức./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác