ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẠC LIÊU PHỐI HỢP TRAO QUÀ TẾT CHO HỘ NGHÈO, HỒ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Theo đó, 5 địa phương có nghề làm muối truyền thống, gồm các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình), Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải (huyện Đông Hải) với 30 đại biểu đại diện diêm dân tham dự cùng đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành và nhiều cử tri trên địa bàn huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình.
Các ĐBQH tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề về muối.
Ông Nguyễn Huy Thái - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu chia sẻ, hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lần này xoay quanh các vấn đề về công tác phát triển và duy trì nghề làm muối, lắng nghe những thuận lợi và khó khăn của diêm dân các địa phương để hướng đến việc duy trì và phát triển nghề muối, nhất là khi nghề muối của tỉnh Bạc Liêu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Tại buổi tiếp xúc, ông Ngô Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có những thông tin chia sẻ đến cử tri các địa phương về kế hoạch tổ chức Festival Muối trong năm 2024 tại Bạc Liêu, cũng như những chính sách đầu tư liên quan đến nghề muối.
Qua 1 buổi tiếp xúc, có 14 ý kiến của cử tri xoay quanh các vấn đề như: thiếu liên kết trong bao tiêu sản phẩm, chưa có nhà kho để dự trữ muối, tình trạng thương lái câu kết chèn ép giá muối của diêm dân; nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nạo vét các đường nước để dẫn nước biển vào ruộng muối; vấn đề đầu tư sản xuất muối chất lượng cao để có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Hầu hết cử tri đều kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm và có chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất thấp và cơ chế đặc biệt cho người làm muối. Các cử tri cũng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh thương hiệu muối Bạc Liêu, làm sao để sản phẩm muối vươn xa, có giá cao nhằm giúp diêm dân không chỉ sống được mà còn làm giàu bằng nghề muối.
Cử tri là diêm dân kiến nghị đến Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu.
Thông qua buổi tiếp xúc, Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu mong được lắng nghe những chia sẻ, ý kiến của các diêm dân trong quá trình sản xuất, những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ muối. Đồng thời, mong muốn diêm dân có những hiến kế trong việc nâng cao giá trị hạt muối, các sản phẩm từ hạt muối, để từ đó giúp ngành chức năng, chính quyền địa phương và các bộ, ngành trung ương có những định hướng cụ thể, hiệu quả, giúp cho hạt muối Bạc Liêu nói riêng và muối Việt Nam nói chung ngày càng nâng cao giá trị về kinh tế, giúp diêm dân giữ vững nghề truyền thống và phát triển kinh tế từ nghề muối.
Ông Nguyễn Huy Thái - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho biết, sau buổi TXCT chuyên đề về muối, tất cả các ý kiến của cử tri, đoàn sẽ lắng nghe, ghi chép, chắt lọc, tham vấn ý kiến với nhiều thành phần từ chính quyền, các ban, ngành đến doanh nghiệp, chuyên gia, giới truyền thông. Khi hoàn thành sẽ có báo cáo gửi đến các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo gửi đến tỉnh, đến các bộ, ngành trung ương, với mong muốn cùng địa phương, diêm dân tìm ra hướng đi mới cho hạt muối Bạc Liêu. Qua đó, vừa bảo tồn nghề truyền thống đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vừa giúp người dân sống tốt và gắn bó với nghề muối truyền thống.