Khảo sát, lấy ý kiến về dự thảo Luật Quảng cáo và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

16/10/2024

Sáng 15/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật Di sản văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khảo sát, lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Đồng chí Đặng Bích Ngọc, UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đối với Luật Quảng cáo (sửa đổi): Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước khóa XIII đã thông qua Luật Quảng cáo thay thế cho Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. Sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật, hoạt động quảng cáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống pháp luật về quảng cáo đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8 đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 3 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012.

Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035: Chương trình được Chính phủ xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 2025-2035 trên phạm vi cả nước, phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia theo khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công.

Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã  hội 10 năm 2021 - 2030; ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Kết luận của Hội thảo Văn hóa năm 2022 về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận một số khó khăn, hạn chế trong thực hiện như: Luật Quảng cáo chưa quy định về hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, trong khi hiện nay hoạt động quảng cáo trên không gian mạng phát triển khá nhanh, khó kiểm soát về nội dung, tính trung thực, chính xác của các sản phẩm được quảng cáo. Một số điều quy định trong Luật Quảng cáo chưa được cụ thể. Đồng thời góp ý, sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Sở VH-TT&DL đề xuất nhiệm vụ và kinh phí thực hiện chương trình tổng thể về phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2023 -2025. Theo đó đề xuất đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh; nghiên cứu văn hoá nghệ thuật học trong nghệ thuật hát dân ca cổ như hát Thường Rang, Bộ Mẹng của dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin với các đại biểu về dự kiến nội dung Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ 7 đến nay. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ nội dung góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và các kiến nghị, đề xuất CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 của tỉnh để chuyển tải tới diễn đàn Quốc hội trong Kỳ họp tới.

Ngọc Cử