Tham dự phiên khai mạc về phía khách mời có: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô sách Thực; đại diện các Bộ, ngành trung ương; đại diện Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước;…
Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài 1,5 ngày làm việc (từ 11 - 12/7/2022), xem xét, cho ý kiến trực tiếp về 6 nội dung trọng tâm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; các vấn đề kinh tế - xã hội, công tác giám sát, …
Theo đó, tại phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; cho ý kiến về báo cáo kết quả khảo sát tiến độ xây dựng tuyến đường Trường Sơn Đông.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 06/2022 (trong đó công tác dân nguyện tháng 05/2022); xem xét dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội.
Ngoài ra, cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến trực tiếp đối với 06 nội dung quan trọng. Trong đó, việc tổng kết đánh giá Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để Quốc hội đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện rõ nguyên nhân, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Kỳ họp Quốc hội nói chung và đổi mới, nâng cao chất lượng Kỳ họp thứ 4 tới đây (tháng 10/2022). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến nội dung sửa đổi, bổ sung Nội quy Kỳ họp Quốc hội, đề cao vai trò của Kỳ họp với tư cách là một trong những phương thức hoạt động quan trọng của Quốc hội, đảm bảo hiệu quả hoạt động của Quốc hội,...
Đánh giá cao các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra đã rất trách nhiệm, khẩn trương trong việc hoàn thiện hồ sơ, tài liệu trình và xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, có nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng,... để Phiên họp đạt hiệu quả cao nhất.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp cho ý kiến xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Cổng Thông tin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Phiên khai mạc:
Toàn cảnh khai mạc Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tại phiên họp thứ 13 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến trực tiếp đối với 06 nội dung quan trọng liên quan đến công tác công tác xây dựng pháp luật; các vấn đề kinh tế - xã hội, công tác giám sát, …
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tham dự Phiên họp
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp thứ 13
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp cho ý kiến xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài 1,5 ngày làm việc (từ 11 - 12/7/2022), xem xét, cho ý kiến trực tiếp về 6 nội dung trọng tâm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; các vấn đề kinh tế - xã hội, công tác giám sát, …