VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC ANH TÌM HIỂU KHẢ NĂNG HỢP TÁC SONG PHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Năm 2023, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc sẽ thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, mục tiêu của đợt giám sát chuyên đề này là phản ánh khách quan, trung thực việc thực hiện các chính sách, pháp luật về năng lượng trong thời gian qua để từ đó giúp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể nhìn nhận khách quan được những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức, hạn chế để đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Chương trình giám sát cũng góp phần đề xuất hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ cam kết tại Hội nghị COP 26 về triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Bên cạnh đó là đề ra các giải pháp trong chuyển dịch năng lượng và biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển năng lượng hiệu quả, công bằng trong thời gian tới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi.
Chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện nội dụng trên, tại Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng bền vững - Quản trị, Tài chính và Công nghệ" do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây, TS.Guido Hildner- Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam khẳng định: Chuyển dịch năng lượng công bằng hiện đang là một thách thức toàn cầu. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra với giá năng lượng tăng phi mã một lần nữa đặt ra sự cấp thiết phải đầu tư vào một cơ cấu năng lượng đa dạng, đặc biệt với các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) sạch, chi phí hợp lý và an toàn.
Với tư cách là Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, Đại sứ Guido Hildner thấy rất ấn tượng và tự hào với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của NLTT ở Việt Nam, với hơn 20 GW công suất NLTT trong vòng 3 năm trở lại đây. Đây là một thành quả được thế giới đánh giá cao và đã tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết năm ngoái. Điều quan trọng lúc này là duy trì đà tăng trưởng và phát huy thành quả đã đạt được một cách mau lẹ và có chiến lược phù hợp.
Để chuyển dịch thành công sang năng lượng sạch, theo Đại sứ Guido Hildner, chúng ta cần đảm bảo sự công bằng, toàn diện và bền vững trong mọi khía cạnh. Yêu cầu này có thể đặt ra những thách thức cho Việt Nam và đồng thời cũng sẽ mở ra rất nhiều cơ hội. Đại sứ Guido Hildner đảm bảo rằng, Việt Nam không đi một mình trên hành trình này.
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng bền vững - Quản trị, Tài chính và Công nghệ".
Tại Đức, chuyển dịch công bằng hay chuyển dịch năng lượng công bằng đã trở thành chủ đề thu hút mối quan tâm lớn từ cuối những năm 2000. Chuyển dịch năng lượng công bằng yêu cầu phải giảm thiểu biến đổi khí hậu mà không tạo gánh nặng không cân xứng với các thành phần bị ảnh hưởng trong xã hội, không chỉ khi nói tới sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Bài học kinh nghiệm từ Đức cho thấy rằng, để chuyển dịch thành công, cần có sự cam kết lâu dài từ cộng đồng nhằm thực hiện bền vững việc thay đổi cấu trúc của tất cả các ngành liên quan, từ năng lượng đến giao thông vận tải, từ môi trường đến tài chính.
Đại sứ Guido Hildner tin rằng, chuyển dịch năng lượng công bằng phải là sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế. Năm 2021, Đức đã đóng góp khoảng 8,1 tỷ Euro cho các cơ chế tài chính khí hậu quốc tế khác nhau, bao gồm cả hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Chính phủ Đức rất vinh hạnh khi hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển bền vững nói chung và chuyển dịch năng lượng nói riêng, trong đó có thể kể đến các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Đức thông qua GIZ như hỗ trợ thiết kế các biểu giá điện hỗ trợ (FIT), nhờ đó thúc đẩy phát triển thị trường điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam. Hoạt động hợp tác phát triển của Chính phủ Đức tại Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn ở cả nhiều lĩnh vực khác như chính sách kinh tế vĩ mô, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động cũng như chính sách khí hậu.
Theo Đại sứ Guido Hildner, chuyển dịch năng lượng công bằng sẽ chỉ thành công khi có sự chung tay, hợp tác tích cực của các tổ chức, cơ quan Nhà nước để thực hiện những thay đổi cần thiết trong tất cả các lĩnh vực liên quan của nền kinh tế. Trên tinh thần đó, với vai trò là đối tác tin cậy và lâu dài, Đức luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu tham vọng về năng lượng và khí hậu của quốc gia.
TS.Guido Hildner- Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam.
Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, những định hướng và hỗ trợ của Quốc hội đối với lộ trình Chuyển dịch năng lượng công bằng của quốc gia là vô cùng quan trọng. Trong tương lai, Đại sứ quán Đức rất vui được tiếp tục hỗ trợ đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Đức.
Chia sẻ về lộ trình chuyển dịch năng lượng của indonesia hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2060, ông Mustaba Ari Suryoko - Đại diện Bộ Năng lượng và Tài nguyên Indonesia cho biết, cơ chế chuyển dịch năng lượng, đặc biệt dành cho Indonesia đã nhận được cam kết từ Chương trình chuyển dịch năng lượng công bằng trị giá 20 tỷ USD. Theo đó, việc chuyển đổi năng lượng theo hướng phục hồi và tăng năng suất bền vững; Củng cố các hệ thống năng lượng sạch hơn toàn cầu và chuyển dịch công bằng theo các cách: Đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng; Thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch và thông minh; Thúc đẩy tài chính năng lượng. Ngoài ra, để thực hiện lộ trình chuyển dịch năng lượng, Indonesia tập trung vào đảm bảo 3 vấn đề chính gồm: Sức khỏe toàn cầu bao trùm; Chuyển đổi kinh tế dựa trên kỹ thuật số; Chuyển dịch hướng tới Năng lượng bền vững.
Với những hoạt động mà Indonesia đang triển khai, ông Mustaba Ari Suryoko hy vọng Việt Nam có thể tham khảo để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển dịch năng lượng bền vững cũng như đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050./.