TS. HOÀNG THỊ VÂN ANH: BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ “CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT” TẠI LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

07/12/2022

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần 2 tại kỳ họp thứ 5 (5/2023). Quan tâm tới luật, TS.Hoàng Thị Vân Anh, Bộ TN&MT đề xuất, cần thiết phải bổ sung vào Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về giải thích thuật ngữ về “chuyển mục đích sử dụng đất”.

PGS. TS VŨ QUANG: CẦN CHÚ TRỌNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẢM BẢO PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN

10 ĐIỂM MỚI ĐÁNG CHÚ Ý TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều, quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân.

Tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo dự kiến, dự án Luật sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (5/2023) và được xem xét, thông qua với quy trình 3 kỳ họp.

Với tầm quan trọng và phạm vi điều chỉnh rộng lớn, dự luật không chỉ  thu hút sự quan tâm góp ý của các vị ĐBQH, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý mà cả cử tri và Nhân dân cả nước trong suốt quá trình soạn thảo, thẩm tra, trình dự luật,...

Nghiên cứu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), TS. Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần thể chế hóa đầy đủ định hướng chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”: Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước htoais vốn, cổ phần hóa và các loại đất được sử dụng đa mục đích; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong chuyển mục đích sử dụng đất.

TS. Hoàng Thị Vân Anh cũng cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này cũng phải giải quyết tình trạng chưa thống nhất, đồng bộ giữa các Luật với Luật Đất đai; giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và tổng kết thi hành Luật Đất đai. 

Đồng thời, mục tiêu hướng tới phải cải cách hành chính, tạo điều kiện để thiết lập môi trường đầu tưu, kinh doanh thuận lợi, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

TS. Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Góp ý cụ thể vào các điều, khoản quy định tại dự thảo Luật Đất đai, TS.Hoàng Thị Vân Anh đề xuất, cần thiết phải bổ sung vào Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về giải thích thuật ngữ về “chuyển mục đích sử dụng đất”. Cụ thể, quy định như sau: “Chuyển mục đích sử dụng đất là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích đang được quyền sử dụng sang sang sử dụng vào mục đích khác theo quy định của Luật Đất đai”.

Theo TS. Hoàng Thị Vân Anh, pháp luật về đất đai qua các thời kỳ chưa có bất kỳ quy định nào để giải thích về thuật ngữ này. Do đó, để thống nhất áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện, việc bổ sung quy định về giải thích thuật ngữ này là phù hợp và cần thiết.

Về điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, TS. Hoàng Thị Vân Anh cho rằng, để thống nhất với quy định của Luật Lâm nghiệp, đề nghị sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, cần bổ sung quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư cho phù hợp với quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, để cải cách thủ tục hành chính, theo TS. Hoàng Thị Vân Anh không quy định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất mà bổ sung quy định vào Luật theo hướng phân cấp hoàn toàn thẩm quyền này cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở xem xét việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện cụ thể do Chính phủ quy định.

Liên quan đến các trường hợp chuyển mục đích phải xin phép và không phải xin phép, TS. Hoàng Thị Vân Anh kiến nghị, cần sửa đổi quy định tại điểm c Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 theo hướng ngoài trường hợp chuyển mục đích đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì việc chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất này phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý chặt chẽ việc quản lý quỹ đất có rừng.

Ngoài ra, về quyền được chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất, TS. Hoàng Thị Vân Anh đề nghị bổ sung vào quy định quyền chung của người sử dụng đất quyền “được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật”./.

Lê Anh