TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 23/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2024, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2023
Khối lượng và chất lượng nước bị ảnh hưởng
Có những nghiên cứu sâu về vấn đề tài nguyên nước, TS.Lê Xuân Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phân tích, nước là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cũng có chức năng cơ bản trong việc duy trì tính toàn vẹn của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nước chỉ là một trong số những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và các vấn đề về nước nói riêng chưa được xem xét một cách riêng biệt và cấp thiết.
Các nhà quản lý trong các lĩnh vực thuộc Chính phủ hoặc tư nhân đã gặp khó khăn khi phải đưa ra những quyết định trong việc phân phối nước, họ phải cân đối nguồn nước cấp đang giảm dần giữa những nhu cầu đang ngày càng tăng. Những yếu tố quan trọng như thay đổi về nhân khẩu học và khí hậu làm cho tài nguyên nước trở nên căng thẳng hơn. Phương pháp tiếp cận phân mảnh truyền thống không còn khả thi và cần có cách tiếp cận toàn diện hơn để quản lý tài nguyên nước.
Có những khác biệt đáng kể về nguồn nước giữa các khu vực. Ngoài ra, nguồn nước cấp cũng thay đổi theo thời gian như thay đổi theo mùa và thay đổi hàng năm. Do đó khó có thể dự đoán được lượng nước cấp theo các giai đoạn, điều này gây ra những thách thức lớn cho các nhà quản lý nước nói riêng và cho xã hội nói chung. Hầu hết các nước phát triển khắc phục được tình trạng này nhờ cơ sở hạ tầng cấp nước có thể đảm bảo nguồn nước sử dụng và giảm thiểu những rủi ro về nước, mặc dù chi phí cao và thường có tác động tiêu cực đến môi trường và đôi khi đến sức khỏe, đời sống con người.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định
Ngoài khối lượng nước, chất lượng nước cũng có những vấn đề. Ô nhiễm nguồn nước đang đặt ra vấn đề lớn đối với người sử dụng nước cũng như việc duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Tại nhiều khu vực, cả khối lượng và chất lượng nước bị ảnh hưởng nặng nề do thay đổi thời tiết và biến đổi khí hậu, lượng mưa ở các vùng khác nhau càng ít hoặc càng nhiều thì hiện tượng thời tiết càng cực đoan. Cũng tại nhiều khu vực, nhu cầu về nước tăng cao do hậu quả của gia tăng dân số và những thay đổi nhân khẩu khác (đặc biệt là quá trình đô thị hóa) và quá trình phát triển nông nghiệp và công nghiệp, tiếp theo là những thay đổi về các mô hình sản xuất và tiêu thụ. Hậu quả là một số khu vực hiện nay đang trong trạng thái cầu vượt cung và nhiều vùng đang rơi vào tình trạng thiếu nước tại những thời điểm quan trọng trong năm do lượng nước ở nhiều khu vực rất thấp.
Chia sẽ về tài nguyên nước ở Việt Nam, Kỹ sư Nguyễn Mạnh Quân cho biết, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường, làm thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông. Theo ước tính, lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3, tạo ra lưu lượng dòng chảy sông hồ khoảng 313 km3. Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu Long và sông Hồng thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3.
Như vậy so với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào, lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/người/năm. Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500m3/người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước tự nhiên và chủ yếu là chỉ khai thác ở lớp nước mặt và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5
Bên cạnh đó, nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời, tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong vòng vài chục năm gần đây. Hiện nay, phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi.
Các chyên gia phân tích, giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên, ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0,5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0,04mg/l). Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống.
Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác... Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp, đặc biệt ở các khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việc khai thác nước quá mức đã dẫn đến hiện tượng xâm lấn ven bờ.
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh.
Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm là cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách, pháp luật
Đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên, bà Phạm Thị Gấm, Trưởng phòng Chính sách và Pháp chế - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho rằng cần thực hiện tổng thế một số biện pháp sau:
Thứ nhất, việc đầu tư nguồn lực để thực hiện việc điều tra, nghiên cứu để làm rõ được đâu là các tác nhân chính từ đất liền gây ra ô nhiễm môi trường biển, hoạt động nào từ đất liền đã và đang đóng phần lớn trong nguồn ô nhiễm biển là các công việc công việc rất quan quan trọng của các quốc gia.Việc xác định được các nguyên nhân để xảy ra các hiện trạng ô nhiễm biển sẽ là cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện về nguồn lực của quốc gia mình, từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường biển.
Bà Phạm Thị Gấm, Trưởng phòng Chính sách và Pháp chế - Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Kinh nghiệm này thể hiện rất rõ ràng ở Israel khi quốc gia này đánh giá đầy đủ hiện trạng, nguồn gốc và nguyên nhân của các nguồn gây ô nhiễm biển và từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách trọng tâm và đưa ra lộ trình phù hợp với nguồn tài chính để giải quyết vấn đề. Đây là bài học thiết thực cho Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ để đánh giá được hiện trạng ô nhiễm biển và với nguồn lực hạn chế.
Thứ hai, việc xây dựng và thông qua các hành động cụ thể ở cấp quốc gia để bảo vệ môi trường là rất cần thiết để có mục tiêu, nội dung cụ thể nhằm từng bước phòng ngừa, ngăn chặn, giảm bớt ô nhiễm biển. Đây là được xem là thực tiễn tốt từ các quốc gia. Các quốc gia như các nước Bangladesh và Israel đã xây dựng kế hoạch hành động riêng để giải quyết các nguồn ô nhiễm biển chính với các hoạt động ưu tiên cho các giai đoạn cụ thể phù hợp với nguồn tài chính. Trong khi Ôxtrâylia cũng xây dựng kế hoạch quốc gia, tuy nhiên, kế hoạch này chủ yếu là mang tính chất khung vừa tổng hợp thống nhất lại các hoạt động cụ thể, vừa hoạch định các hoạt động, dự án mới để đảm bảo mục tiêu của quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển.
Thứ ba, việc đảm bảo nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật, các sáng kiến, các hành động cụ thể sẽ đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả ô nhiễm biển để phát triển bền vững tài nguyên biển là một trong những nhân tố then chốt. Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác việc thực thi các chính sách, pháp luật hiện hành rất yếu do không đảm bảo nguồn tài chính và nhân lực tương xứng và phù hợp để thực hiện. Đây là bài học cho Việt Nam để đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành để từ đó có định hướng phù hợp cho thời gian tới.