LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (SỬA ĐỔI): TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN MINH BẠCH, BỀN VỮNG
Theo điều 26 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định tiến độ thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, Có ý kiến đề nghị không được thu quá 90% giá trị hợp đồng khi chưa cấp Giấy chứng nhận hoặc quy định tỷ lệ thấp hơn để nâng cao trách nhiệm của bên bán, cho thuê mua, bảo vệ quyền lợi của bên mua, thuê mua. Nhưng có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị 5% đưa vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng cho đến khi chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận; 5% bên mua, thuê mua vẫn giữ cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Đại diện Tập đoàn bất động sản The Shells
Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề này, vì vậy Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã tổ chức nhiều phiên họp để tiếp tục lắng nghe ý kiến của các bên để đưa ra phương án hợp lý nhất. Tại cuộc họp với Hiệp hội bất động sản vào chiều 9/8, Đại diện Tập đoàn bất động sản The Shells cho biết thực tế với quy định tiến độ thu tiền mua nhà ở hình thành trong tương lại theo cơ chế nộp 95% và 5% giá rị còn lại chỉ thu khi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều vướng mắc. bởi thực tế xảy ra có những trường hợp chủ đầu tư đã cấp giấy chứng nhận cho khách hàng rồi, mời khách hàng đến nhận nhưng khách hàng không đến nhận. Trường hợp thứ 2, chủ đầu tư làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho khách hàng, đề nghị khách hàng nộp hồ sơ cho chủ đẩu tư làm thủ tục nhưng khách hàng không nộp, dẫn đến việc chủ đầu tư mãi không thu được 5%, mà mỗi dự án ít nhất phải vài trăm căn hộ, 5% gía trị rất lớn. Từ thực tế này, doanh nghiệp này đề xuất xem xét cho cơ chế chủ đầu tư và khách hàng tự thoả thuận giá trị 5% còn lại, nêú trong trường hợp không chấp thuận thì đề xuất theo phương án đưa vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng cho đến khi chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận.
Đại diện Pháp chế Công ty Cổ phần Vinhomes
Đại diện Pháp chế Công ty cổ phần Vinhomes cũng cho biết chủ đầu tư này cũng gặp phải trường hợp tương tự. Với quy định như điều 26 thì để được cấp sổ cho khách hàng sẽ phụ thuộc chủ đầu tư sẽ gửi thông báo và khách hàng sẽ nộp hồ sơ, trong trường hợp khách hàng không nộp hồ sơ, không kí giấy tờ là chủ đầu tư không thể nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận cho khách, khi đó 5 % sẽ treo ở đó. Trường hợp thứ hai là có những trường hợp chủ đầu tư đã ra sổ rồi nhưng khách hàng cũng không có nhu cầu lấy, cuối cùng 5% vẫn treo và chủ đầu tư không làm gì được. Vì vậy cơ chế thanh toán này nên theo cơ chế tự thoả thuận giưã chủ đầu tư và ngừoi mua nhà thì phù hợp hơn.
Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình phân tích, quy định cấp giấy chứng nhận theo Luật đất đai chỉ khi người mua nộp 100 % tiền thì văn phòng đất đai mới tiếp nhận hồ sơ và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này, người mua nhà mới chỉ đóng 95%, thực tế khách mua đã nhận bàn giao nhà nhưng vẫn còn thiếu 5 % nữa, rõ ràng theo quy định sẽ không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Vậy quy định này đang có sự chưa thống nhất với Luật đất đai, vì vậy quy định này sẽ gây khó khăn cho cả chủ đầu tư cũng như người mua và việc thu hồi công nợ rất khó khăn.. Vì vậy quan điểm ông Nguyễn Văn Chương đưa ra là khách hàng sẽ đóng 5% này vào tài khoản ngân hàng do chủ đầu tư chỉ định. Sau khi bên mua được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền còn lại sẽ được thanh toán cho chủ đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đồng tình với việc sửa đổi quy định tại điều 26 về thanh toán trong mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng vẫn còn bất cập khi quy định "bên bán không được thu quá 95% hợp đồng nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu". Đại biểu cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các bên tham gia, đề nghị sửa lại bên bán chỉ được thu 95% giá trị hợp đồng của người mua và 5% cuối người mua nộp vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng chỉ định. Chủ đầu tư chỉ được nhận 5% này khi xuất trình được giấy xác nhận đã nộp đủ hồ sơ làm sổ đỏ cho người mua. Phải xử lý đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai và Luật kinh doanh bất động sản về quy định này
Các đại biểu cho rằng hiện nay vấn đề nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm cả nhà ở và nhà ở sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, du lịch, lưu trú. Vì vậy cần có tách bạch rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người mua, thuê, vì các trường hợp trên không được cấp chủ quyền. Theo đó điều 25 của dự thảo Luật quy định"Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền quản lý thị trường bất động sản về việc nhà ở để đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Cơ quan có thẩm quyền quản lý bất động sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện của nhà ở, đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản nếu nhà ở không đủ điều kiện được bán, cho thuê mua", đề nghị cần quy định rõ thời gian trả lời của cơ quan chức năng. Nếu quá thời gian thì chủ đầu tư có quyền bán, mua hoặc cho thuê không?
Thường trực Uỷ ban Kinh tế làm việc với Hiệp hội bất động sản tiếp tục nghe góp ý về Luật Kinh doanh bất động sản và Luật đất đai chiều 9/8
Hiện thường trực uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vẫn đang tiếp tục lắng nghe ý kiến của các bên về cơ chế thanh toán mua nhà ở hình thành trong tương lai để đưa ra quy định phù hợp nhất, xử lý được vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, hài hoà lợi ích các bên.