UỶ BAN KINH TẾ LÀM VIỆC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

11/08/2023

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay, Sáng ngày 11/8, Thường trực Uỷ ban Kinh tế đã làm việc với Hội đồng dân tộc và Bộ Tài nguyên và Môi trường về một số nội dung liên quan đến chính sách đồng bào dân tộc thiểu số.

LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) TIẾP THU HOÀN THIỆN HƠN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỪNG VÙNG, MIỀN

Theo ban soạn thảo, so với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, đã có những bổ sung cơ bản như hành vi bị nghiêm cấm là sử dụng quỹ đất dành cho việc thực hiện chính sách để giao đất, cho thuê đất cho các đổi tượng không được hưởng chỉnh sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật; Được chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất được giao đất cho thuê đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Toàn cảnh Phiên họp

Về trách nhiệm của Nhà nước với đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, dự thảo Luật đã bổ sung thêm việc có chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá và điều kiện thực tế của từng vùng; Có chính sách giao đất, cho thuê đất lần đầu cho cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn xã khu vực II hoặc xã khu vực III theo tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá và điều kiện thực tế của tùng vùng để đảm bảo ổn  định cuộc sống theo quy định sau: giao đất ở trong hạn mức và được miễn tiền sử dụng đất; Giao đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất; Cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất;

Có chính sách giao đất, cho thuê đất cho cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 2, nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức để đảm bảo ổn định cuộc sống theo quy định là sẽ giao đất ở trong hạn mức và được miễn tiền sử dụng đất đối với trường hợp không có đất ở, nhà ở trên địa bàn sinh sống; Giao đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất; Cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất kinh doanh và được miễn, giảm tiền thuê đất.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau

Về Điều 49, quy định về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện, đã bổ sung cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này phải tuân thủ các quy định như: không được chuyển nhượng, góp vốn, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất; Được thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng chính sách xã hội; Cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước giao đất ở theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 17 của Luật này được tặng cho ngừoi thuộc hàng thừa kế, để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự. Trường hợp người sử dụng diện tích đất này chuyển khởi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất đến nơi khác sinh sống thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật cho người có đất bị thu hồi. Diện tích đất đã thu hồi được dùng để tiếp tục giao đất cho cá nhân khác là đồng bào dân tộc thiểu số. theo chính sách quy định tại Điều 17 của Luật này.

Cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, không phải là đất ở theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 17 của Luật này mà không còn nhu cầu sử dụng thì quyền sử dụng đất đó được để lại cho các thành viên trong hộ gia đình tiếp tục được sử dụng. Trường hợp ngừoi được tiếp tục sử dụng đất theo quy định tại điểm này không có nhu cầu sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hồi diện tích đất này để tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho cá nhân khác là đồng bào dân tộc thiểu số theo chính sách quy định tại Điều 17 của Luật này.

Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện quyền của ngừoi sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Bổ sung tại Điều 79 về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là Thu hồi đất để giải quyết đất ở, đất sản xuất cho cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được quy định tại Điều 17 của Luật này.

Bổ sung điều 113 về Tổ chức phát triển quỹ đất là tạo lập quỹ đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tho quy định tại điều 17 của Luật này.

Bổ sung điều 181 về Đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý sử dụng, bổ sung trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp tại địa phương bao gồm, xác định các diện tích đất công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục sử dụng, diện tích thu hồi tạo quỹ đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật, diện tích bàn giao đề địa phương quản lý.

Lập kế hoạch để thu hồi phần diện tích đất giữ lại của các công ty nông, lâm nghiệp theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho thuê, cho mượn, giao khoán, hoặc khoán trắng cho ngừoi khác sử dụng trái pháp luật để tạo quy đất cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định Điều 17 của Luật này.

Bổ sung trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức quản lý, sử dụng quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương vào mục đích theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; Trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì lập phương án sử dụng đất thuộc địa giới đơn vị hành chính quản lý trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo phương án sử dụng đất được phê quyệt. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận theo thứ tự ưu tiên như sau: Giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ngừoi có công với cách mạng, người nghèo tại địa phương không có đất, hoặc thiếu đất sản xuất; Cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp theo quy định tại các Điều 137, 138 và Điều 140 của Luật này.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Quàng Văn Hương phát biểu

Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng dân tộc đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư, Trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; Về trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án có sử dụng đất; Chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất; chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và chính sách trợ giúp pháp lý.

Góp ý thêm về Điều 124, về các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sủ dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, có kiến cho rằng, chính sách cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất đối với những trường hợp đã được Nhà nước giao đất sản xuất nhưng thiếu đất sản xuất so với hạn mức (khoản 2 Điều 17), cần quy định rõ không phải thông qua đấu giá thuê đất tại Điều 124. Đây là nội dung được tiếp thu trong dự thảo Luật chỉnh lý tại Kỳ họp 5 của Quốc hội, dự thảo Luật lần này đưa vào quy định tại khoản 2, Điều 124 ( giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án quy định tại Điều 79, trong đó có khoản 5 Điều 79 là thực hiện đối với đồng bào dân tộc thiểu số). Hội đồng dân tộc cho rằng quy định như vậy sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau, do đó đề nghị giã nguyên nội dung này như dự thảo lâutj chỉnh lý tại Kỳ họp thứ 5 (Bổ sung vào Điều 124 thêm 01 khoản có nội dung “ Giao đấy, cho thuê đất để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số quy định tại Điều 17 của Luật này.

Về chính sách trợ giúp pháp lý, các đại biểu cho rằng theo Nghị quyết 19 của ban Chấp hành Trung ương khoá XI, yêu cầu về công tác Nâng cao năng lực quản lý đất đai, phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên, nội dung thể chế hoá trong Luật Đất đai 2013 chưua có quy định về việc cung cấp kiến thức pháp luật, tư vấn cho ngừoi dân tộc thiểu số khi thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ, cá nhân; Luật trợ giúp pháp lý (năm 2017) đã quy định đối tượng người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí, nhưng không cụ thể về lĩnh vực đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, các đại biểu cho rằng, cần bổ sung dự thảo Luật các quy định về việc thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí như một yêu cầu bắt buộc trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhất là khi chuyển nhượng, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai đối với một số dân tộc thiểu số thuộc nhóm ít ngừoi, còn gặp khó khăn, có khó khăn đặc thù ( do không biết tiếng việt, không hiểu biết pháp luật), ngừoi sống với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung khoản 4, Điều 17 quy định về chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng ưu tiên thực hiện.

Với những vấn đề Hội đồng dân tộc kiến nghị, Thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, đảm bảo chính sách lớn về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai (sửa đổi) lần nãy sẽ có bước tiến lớn, đảm bảo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số về lâu dài.

Một số hình ảnh tại phiên họp:

Một số hình ảnh Đại biểu phát biểu tại Phiên họp

Hải Yến