ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÁO GỠ VƯỚNG MẮC QUY ĐỊNH TẠI MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN TỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
Thị trường trái phiếu và bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trình bày tờ trình Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khái quát, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, ông Trung cho biết. Riêng chỉ tiêu GDP, theo báo cáo là “phấn đấu mức cao nhất”. CPI được dự kiến sẽ vượt, ước thực hiện 3,5%/4,5%.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu
Kết quả nổi bật được nhất về kinh tế 8 tháng năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần qua hàng tháng; bình quân 8 tháng tăng 3,1% . Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Mặt bằng lãi suất giảm tích cực, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022 ; thị trường ngoại tệ trong nước và tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường được duy trì, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao trong khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Toàn cảnh phiên họp thẩm tra
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước; cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD) góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ; cả năm 2023 ước xuất siêu 14,4 tỷ USD. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 8 đạt 42,35% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (39,15%), về số tuyệt đối cao hơn gần 87.000 tỷ đồng. Tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3%. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn; tính chung 8 tháng có 149,4 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam .
Tuy nhiên tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ những hạn chế, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ. Tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết có 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, dựa trên chỉ tiêu 5 năm 2021 - 2025 Quốc hội đã thông qua.Trong đó, Tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; (4) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...
Theo đánh giá của Chỉnh phủ, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong bối cảnh này, mục tiêu của kế hoạch năm 2024 được xác định tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Đề xuất tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%
Cũng trong báo cáo của Chỉnh phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đề xuất cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do nguồn lực còn lại lớn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả đáng ghi nhận, tính đến hết tháng 9/2023 đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 95,7 nghìn tỷ đồng.Tuy nhiên, một số chính sách đã hết thời gian thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực, một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình còn chậm, có khả năng không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của chính sách.
Về chính sách đầu tư công và đầu tư phát triển khác, tờ trình Chính phủ cũng nêu rõ kết qủa, trong đó, đã xây dựng danh mục và mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và các nguyên tắc, tiêu chí, đối tượng bố trí vốn, đã hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình trong thời gian ngắn, kể cả các dự án quan trọng quốc gia, quy mô lớn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, địa phương, đã phân bổ chi tiết vốn Chương trình trong kế hoạch các năm 2022, 2023 gần 154 nghìn tỷ đồng, góp phần đẩy nhanh việc khởi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường cao tốc, cầu khẩu độ lớn...
Tuy nhiên, một số khó khăn, vướng mắc cũng đã được chỉ rõ như như việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn cho một số nhiệm vụ, dự án còn chậm, có khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn của Chương trình trong thời gian quy định. Một số dự án không hoàn thiện thủ tục đầu tư theo đúng thời hạn không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn Chương trình. Việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án còn chậm, tạo áp lực giải ngân lớn, nhất là trong kế hoạch năm 2023.
Từ đó, Chính phủ đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chuyền nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưụ đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: Giảm 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí để thực hiện 4 chính sách cho vay ưu đãi. Trong đó, giảm 6.000 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện chính sách cho vay nhà ở chính sách xã hội, giảm 2.160 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện chính sách cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến; giảm 6.700 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện cho vay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm 1.240 tỷ đồng cho vay các cơ sờ giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập để bổ sung 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn cho chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mờ rộng việc làm (dự kiến đáp ứng nhu cầu vay vốn cho thêm hơn 330 nghìn hộ gia đình và hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 345 nghìn lao động).
Hai là cắt giảm kế hoạch vốn của Chương trình, không triển khai một số dự án của Bộ Lạo động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giảm toàn bộ số vốn của Chương trình đã bố trí cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của 5 dự án là 950 tỳ đồng và cho phép không thực hiện các dự án này.
Thứ hai là giảm số vốn của Chương trình đã bố trí cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là 271,028 tỷ đồng, trong đó: giảm toàn bộ 150 tỷ đồng của Dự án Nâng cao năng lực quản trị điều hành và tô chức chuyên đôi sô trong dạy học trong cơ sờ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cho phép không thực hiện dự án, giàm 121,028 tỳ đồng của Dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đồi số trong dạy, học tại các cơ sờ giáo dục đại học (từ 430 tỷ đồng còn 308,972 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Chỉnh phủ cũng đề xuất Quốc hội xem xét, quyết định được tiếp tục triền khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% chọ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đối với số vốn không thực hiện hết khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách (dự kiến 38.592 tỷ đồng), trình Quốc hội hủy dự toán, kê hoạch vốn, không huy động nguồn lực, không làm tăng bội chi.
Thứ hai là cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2025. Giao Chính phủ rà soát, xác định rõ số vốn cần kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó báo cáo ủy ban Thường vụ Quôc hội xem xét, quyết định.
Bà Trần Thị Hồng Thanh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình phát biểu
Cần đánh giá đúng tình hình và có giải pháp căn cơ hơn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2024
Tại phiên thẩm tra, các đại biểu đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ căn cứ để đưa ra những nhiệm vụ giải pháp của năm 2024, đánh giá chung về bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, nhất là xung đột Nga - Ucraina, xu hướng điều hành chính sách của các nước lớn, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và dự báo triển vọng cũng như tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta. Về thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu, dự kiến có 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra (năm 2022 có 2 chỉ tiêu không đạt). Các địa biểu đề nghị đánh giá nguyên nhân đối với từng chỉ tiêu chưa đạt, trọng tâm là tốc độ tăng GDP cả năm ước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (mục tiêu được Quốc hội giao là khoảng 6,5%); chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 3 liên tiếp không đạt.
Theo các đại biểu, với những khó khăn của nội tại nền kinh tế sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch và mục tiêu tăng trưởng của năm 2024, các đại biểu đề nghị, Chính phủ đánh giá thêm về tính hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, tại sao lãi suất giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn tăng thấp. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiện nay tình trạng giải ngân đầu tư công tuy cải thiện nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Tính đến hết tháng 8 vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao (có 20/51 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương). Trong khi đó, hiện công tác lập, phê duyệt các quy hoạch đến thời điểm hiện tại mới có 84 quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã thẩm định xong (trong đó 31 quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; 06 quy hoạch đã trình Thủ tướng Chính phủ; 47 quy hoạch đã thẩm định xong và đang trong quá trình hoàn thiện); 09 quy hoạch đang được thẩm định; 15 quy hoạch đang trong quá trình xây dựng dự thảo và lấy ý kiến; 02 quy hoạch đang lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá về sự phục hồi của tiêu dùng trong nước và tác động đến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế khi tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm nhiều từ đầu năm (Quý I tăng 13,9%, tháng 5 tăng 11,5%, tháng 8 chỉ tăng 7,6%)[1] cho thấy tổng cầu trong và ngoài nước đều suy yếu; đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu và triển vọng phục hồi đơn hàng trong thời gian tới, các giải pháp căn cơ hơn để bảo đảm hiệu quả chi ngân sách nhà nước, hỗ trợ phục hồi tổng cầu và tăng trưởng kinh tế.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà phát biểu
Giải trình các vấn đề đặt ra, lãnh đạo các bộ,ngành cho rằng, dù đã rất nỗ lực thực hiện, tuy nhiên nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế chưa thể giải quyết được ngay, vì vậy, kết quả thực hiện các chính sách tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chính phủ như Chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Chính sách đầu tư công và đầu tư phát triển khác; Chính sách hỗ trợ khác; tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước vẫn chưa thể đạt như kỳ vọng. Vì vậy, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2024 và đạt được tăng trưởng theo mục tiêu đề ra là 6-6,5% thì Chính phủ tiếp tục kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh nguồn lực thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu
Phát biểu kết luận phiên thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có phân tích đánh giá căn cơ hơn về những hạn chế trong thực hiện các chính sách tài khoá và tiền tệ theo Nghị quyết 43 của Quốc hội. Từ đó, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Phát triển mạnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, năm 2024 vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn, vì vậy vẫn cần đặt ưu tiên để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,0-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân là 4,0-4,5% theo Kế hoạch Chính phủ đặt ra.