PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CAO THỊ XUÂN BÁO CÁO VỀ DỰ THẢO TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

26/02/2024

Chiều 26/02, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân – Phó Trưởng Ban chỉ đạo dự và báo cáo về Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

HỘI THẢO THAM VẤN Ý KIẾN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Toàn cảnh Hội thảo

Dự thảo Tờ trình xây dựng Luật đưa ra Hội thảo lần này đã được chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tham gia của các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các bộ ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời có 152 cơ quan đã có văn bản tham gia góp ý.

Thứ nhất, về cấu trúc của Tờ trình và về nội dung của Dự thảo Tờ trình.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cao Thị Xuân cho biết Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật có cấu trúc theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), gồm 06 mục cụ thể là:

Một, sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

Hai, mục đích, quan điểm xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

Ba, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;

Bốn, mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Năm, dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Sáu, thời gian dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Về phần nội dung của Dự thảo Tờ trình đã trình bày được sự cần thiết ban hành Luật.

Về cơ sở chính trị: Dự thảo Tờ trình đã tập hợp, trình bày về chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Các chủ trương, quan điểm dó được thể hiện trong: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 27 – NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/08/2022 của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Về cơ sở pháp lí: Dự thảo Tờ trình đã tập hợp, trình bày về cơ sở pháp lý của sự cần thiết ban hành Luật.

Một, để thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định ‘tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đặc biệt là tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc trong xã hội, việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát,…”.

Hai, để đáp ứng yêu cầu của việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Ba, để quy định đầy đủ, không bỏ trống việc thực hiện giám sát một loại văn bản quy phạm pháp luật mới được bổ sung và hệ thống pháp luật của Nhà nước ta theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được ban hành vào năm 2020).

Bốn, để bổ sung, luật hóa các quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đang được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, nâng cao giá trị và hiệu lực pháp lý của các quy định.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo

Về cơ sở thực tiễn, Dự thảo Tờ trình đề cập đến yêu cầu của thực tiễn rút ra từ kết quả tổng kết thực tiễn 07 năm thi hành luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cao Thị Xuân cho biết Tờ trình đã đề cập được những kết quả đạt được trong 07 năm thi hành luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhưng bên cạnh đó Tờ trình cũng đã đề cập đến những bất cập, hạn chế của việc thi hành Luật trong thời gian qua. Ví dụ như số lượng, quy mô, phạm vi một số cuộc giám sát chưa đạt yêu cầu; nhiều nội dung giám sát còn tình trạng dựa vòa việc xem xét báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát;…

Thứ hai, về mục đích, quan điểm xây dựng Luật.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cao Thị Xuân, Dự thảo Tờ trình đã xác định việc ban hành Luật nhằm 02 mục đích, đó là: Thể chế hóa chủ của Đảng, Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đồng thời hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, bảo đảm tính toàn diện, cụ thể, minh bạch hợp lý của Luật cũng như tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, Tờ trình cũng được xây dựng trên cơ sở quán triệt 03 quan điểm: 1. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật; 2. Kế thừa những kính nghiệm đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hợp lý của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các văn bản phpas luật có liên quan; 3. Tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp, hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử các nước nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cao Thị Xuân cho biết, trên cơ sở tổng kết  07 năm thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật, dự thảo Tờ trình đề xuất xây dựng Luật theo 05 chính sách. Đồng thời, Dự thảo Tờ trình xác định đối tượng áp dụng của Luật là Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân, cơ quan của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Thứ tư, về mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng Luật.

Dự thảo Tờ trình đè xuất 05 chính sách trong xây dựng Luật; xác định tên, mục tiêu, nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách đã lựa chọn và lý do lựa chọn của từng chính sách.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo

Thứ năm, về dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành Luật sau khi được thông qua.

Một, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để bảo đảm cho Luật được thi hành hiệu quả. Dự thảo tờ trình xác định sau khi Luật được ban hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cần sửa đổi, bổ sung và ban hành mới theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và văn bản triển khai thi hành Luật để bảo đảm hiệu quả của Luật.

Hai, về nguồn nhân lực thực hiện, Tờ trình xác định, quy định của Luật không làm tăng tổ chức bộ máy và biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nên sau khi Luật được thông qua, nguồn nhân lực đảm bảo thi hành là đội ngũ nhân lực đang thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Luật hiên nay của các cơ quan hữu quan.

Ba, về đảm bảo nguồn tài chính, Tờ trình xác định sau khi Luật được ban hành, một số hoạt động cơ bản cần bố trí kinh phí để triển khai trong thực tiễn gồm: sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân,…

Thứ sáu, về thời gian dự kiến trình Quốc hội xem xét thông quan Luật.

Dự thảo Tờ tình đề xuất trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật tại ký họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024)và xem xét, thông qua Luật tại ký họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025)/

Ngọc Thúy

Các bài viết khác