HỘI THẢO TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC GIỮA BAN THƯ KÝ QUỐC HỘI LÀO VÀ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI VIỆT NAM LẦN THỨ XII
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THƯ KÝ QUỐC HỘI
Dự hội nghị có: Phó Tổng Thư ký Quốc hội thường trực, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Ủy viên thường trực Ban Thư ký, Vụ trưởng Vụ Thư ký Phan Thị Thùy Linh cùng các Ủy viên Ban Thư ký, lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị
Theo quy định tại Điều 98 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Tổng Thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Việc quy định Tổng Thư ký Quốc hội là một thiết chế hoạt động thường xuyên, bộ máy giúp việc của Quốc hội được tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Theo đó, chức danh Tổng Thư ký Quốc hội đã được hình thành từ nhiệm kỳ khóa XIII và bắt đầu hoạt động từ năm 2016 đến nay.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu
Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội có Ban Thư ký; cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Thư ký do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Kể từ khi được hình thành đến nay, qua thực tiễn hoạt động, mô hình Ban Thư ký đã phát huy lợi thế, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động phục vụ Quốc hội nên Ban Thư ký đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội.
Các Ủy viên Ban Thư ký, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tham dự hội nghị
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, trước yêu cầu về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội, trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi hoạt động của Ban Thư ký cần được đẩy mạnh hơn nữa, duy trì các hoạt động một cách thường xuyên, bài bản, nề nếp…Đồng thời, cần tiếp tục lưu ý rút kinh nghiệm một số về quy trình, thủ tục giải quyết công việc như hoàn thiện quy trình ban hành thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông báo kết luận nội dung họp của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội…bảo đảm chặt chẽ thống nhất để vận hành thông suốt.
Cùng với đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong đó yêu cầu hoàn thiện thiết chế Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội…Do đó, cần sớm nghiên cứu, xây dựng đề án để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Chỉ rõ những vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, phía trước còn nhiều việc phải làm để hoạt động của Ban Thư ký ngày càng thiết thực hiệu quả, đóng góp thực chất vào hoạt động của Quốc hội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Ủy viên thường trực Ban Thư ký, Vụ trưởng Vụ Thư ký Phan Thị Thùy Linh trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc triển khai Chương trình công tác năm 2024 của Ban Thư ký và thảo luận về việc triển khai Chương trình công tác của Ban Thư ký năm 2024, triển khai các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của thành viên Ban Thư ký để thực hiện Chương trình; trao đổi về việc triển khai nhiệm vụ xây dựng thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chế độ, chính sách cho thành viên Ban Thư ký…