CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI KIẾN TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH
PHÓ THỦ TƯỚNG TRẦN LƯU QUANG HỘI KIẾN BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VƯƠNG NGHỊ
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thành công và bền vững tại Việt Nam.
Tại các cuộc tiếp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) Vương Đồng Trụ, Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group) Lã Trạch Tường trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tiếp nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) Đới Hòa Căn. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc; cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam năm 2023 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với 6 “hơn”, trong đó có tăng cường hợp tác hiệu quả hơn nữa về kinh tế. Nhấn mạnh, đây là dấu mốc rất quan trọng đưa quan hệ hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước bước vào giai đoạn mới, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư... giữa hai nước sẽ ngày càng sôi động, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị CRCC cho biết, CRCC tiền thân là Quân đoàn Kỹ thuật đường sắt, trong những năm 1960 đã tham gia xây dựng đường sắt giúp Việt Nam. Hiện nay, CRCC là một trong những tập đoàn xây dựng tổng hợp mạnh, xếp thứ 42 trong Fortune Global 500, thứ 3 trong số 250 nhà thầu toàn cầu hàng đầu của ENR và thứ 12 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc vào năm 2021. Nhấn mạnh, Việt Nam hiện là một trong những thị trường quan trọng nhất châu Á của CRCC, Tập đoàn hiện cũng đang triển khai một số dự án hạ tầng tại Việt Nam, ông Đới Hòa Căn khẳng định, với năng lực và uy tín của Tập đoàn, trên tinh thần Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước năm 2023, Tập đoàn mong muốn và sẵn sàng góp phần vào sự phát triển hạ tầng của Việt Nam, trong đó có khảo sát thiết kế xây dựng đường sắt.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) Đới Hòa Căn. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) Đới Hòa Căn và các đại biểu chụp ảnh chung. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn CRCC với truyền thống gắn bó, đã giúp đỡ Việt Nam trong những năm trước đây và tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển tại Việt Nam hiện nay. Đánh giá cao quy mô, năng lực và phạm vi hoạt động trên toàn cầu của Tập đoàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua, hai bên đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới, tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Đồng Đăng - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Đây là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Tập đoàn CRCC nghiên cứu, khảo sát hỗ trợ tư vấn, có các đề xuất để có thể tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.
Lãnh đạo Tập đoàn CCCC cho biết, Tập đoàn hoạt động đa ngành với các lĩnh vực chủ yếu như: đầu tư, xây dựng vận hành các dự án hạ tầng giao thông (cảng biển, cầu đường, sân bay…), sản xuất thiết bị công nghiệp nặng (cẩu trên cảng, máy khoan hầm), bất động sản và phát triển đô thị. Năm 2022, CCCC xếp hạng 60/500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo Tạp chí Fortune với tổng doanh thu 130,6 tỷ USD. Từ năm 1996 đến nay, CCCC đã thực hiện hơn 20 dự án tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (một phần); xây dựng cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, đang thực hiện Nhà máy điện gió tại Sóc Trăng…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) Vương Đồng Trụ. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) Vương Đồng Trụ. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả hoạt động của CCCC thời gian qua; hoan nghênh Tập đoàn tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam xác định phát triển cơ sở hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược. Theo quy định, Quốc hội xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia. Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Quốc hội Việt Nam đã quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong lĩnh vực giao thông nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, chủ trương của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác công – tư trong lĩnh vực này. Quốc hội cũng đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, tạo hành lang pháp lý để thu hút các nhà đầu tư trong khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư các dự án phát triển hạ tầng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group) Lã Trạch Tường. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group) Lã Trạch Tường. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN
Tiếp Phó Chủ tịch Energy China, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh sự chủ động của Tập đoàn khi đưa ra các đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách, quy hoạch phát triển mạng lưới điện Việt Nam, cũng như kế hoạch mở rộng đầu tư lĩnh vực mới của Tập đoàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (Energy China) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc (China International Energy Group) Lã Trạch Tường. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tập đoàn Energy China. Ảnh: Thành Dương - PV TTXVN
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đang tích cực xây dựng, sửa đổi các chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Trong lĩnh vực năng lượng, đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường... Ghi nhận các đề xuất của Tập đoàn về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng…), phát triển điện LNG, các giải pháp phát triển xanh, phát triển ít carbon tại Việt Nam...; nêu rõ, đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam đang khuyến khích thu hút đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Lãnh đạo Tập đoàn Energy China trao đổi với các bộ, ngành, địa phương về các tiềm năng, cơ hội hợp tác mới cũng như mở rộng đầu tư các dự án năng lượng, giao thông tại Việt Nam.+ Thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ ấn tượng khi tham quan phòng triển lãm ảnh về quá trình hình thành, phát triển của Tập đoàn Huawei. Với doanh thu gần 100 tỷ USD, Huawei trở thành một trong những Tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu, với nhiều phát minh và bằng sáng chế vượt trội, đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã có đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và bắt đầu tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Huawei Lương Hoa đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, công dân số, xã hội số. Là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP và đến năm 2030 đạt 30%. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài phát triển mạnh doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ cao trong nước, Việt Nam thu hút các tập đoàn lớn, trong đó có Huawei, tham gia đóng góp vào quá trình chuyển đổi số.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm cho Tập đoàn Huawei. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Do đó, Huawei có thể tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp như: nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao; sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông các thế hệ 5G và cao hơn; công nghiệp phụ trợ; bán dẫn…; hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn cấp cao Việt Nam chụp ảnh chung với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei. Ảnh: Q.Chi
Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dành thời gian đến thăm và chia sẻ nhiều thông tin về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế số của Việt Nam; nhấn mạnh, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và thông minh hóa là xu thế phát triển chung. Việt Nam đã có các chương trình để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số. Chủ tịch Tập đoàn Huawei khẳng định, Huawei sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam như xây dựng mạng 5G, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin…